Chi phí dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai

Khi mang thai, người mẹ cần được bồi bổ nhiều hơn bình thường để đáp ứng đủ dưỡng chất cho thai nhi. Lúc này, cơ thể sẽ cần nhiều Canxi, Sắt và Acid folic hơn. Đây là những dưỡng chất ban đầu cần thiết phải có.

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa. 

Hiện nay, nhiều mẹ bầu thường sử dụng viên uống bổ sung vừa tiện lợi, vừa đảm bảo sức khỏe. Thông thường, chi phí cho khoản này khoảng 200.000 – 300.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm sữa bầu để bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và bé khi mang thai.

Như vậy, tổng số tiền mua thực phẩm dưỡng thai (thuốc, thực phẩm chức năng,…) trong suốt quá trình mang thai sẽ cần khoảng 5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần lượng thức ăn nhiều hơn cả về chất lượng lẫn số lượng. Chi phí trung bình cho khoản này ít nhất khoảng 1.000.000đ/tháng.

Nên xem xét kỹ tình hình tài chính của bản thân để có sự lựa chọn phù hợp. Tránh tư tưởng sính ngoại, mua sắm những sản phẩm quá đắt đỏ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tài chính trong giai đoạn sinh và nuôi con sau này.

Chi phí quần áo bà bầu

Đây là khoản chi phí mà nhiều bà mẹ tương lai quên mất khi lập kế hoạch tài chính. Vì thường trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể bạn không thay đổi quá nhiều nên vẫn có thể sử dụng các trang phục cũ nhưng sau đó cơ thể bạn sẽ có thay đổi và bạn cần thay đổi kích cỡ quần áo.

Chi phí khám thai và sinh con

Trong suốt quá trình mang thai, bạn cần được khám thai định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi và sau đó là viện phí khi sinh con tại bệnh viện.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mỗi bà bầu cần khám thai tối thiểu 3 lần. Thế nhưng, tùy thuộc vào tình hình sức khỏe tùy người mà sẽ được bác sĩ chỉ định về thời gian và số lần khám thai phù hợp.

Bố mẹ có thể tham khảo chi phí khám thai ở các bệnh viện đó là điều bạn nên làm và thêm vào trong kế hoạch của mình.

Chi phí phát sinh trong thời gian nghỉ thai sản
Sau khi sinh, mẹ sẽ có khoảng 6 tháng không đi làm nên thu nhập của gia đình sẽ bị giảm sút trong khi các khoản chi phí trong gia đình như tiền điện, nước, cáp, ăn uống, đi lại… vẫn phải thanh toán. Vì vậy, không gì tốt hơn là hãy chuẩn nguồn tài chính cần thiết cho khoảng thời gian mà bạn chưa đi làm trở lại.

Chi phí mua sắm đồ cho trẻ sơ sinh

Đồ cho em bé là khoản chi phí lớn nhất mà bạn cần chuẩn bị. Bởi nó gồm rất nhiều món đồ và mỗi thứ đều cần số lượng lớn.

Đây là chi phí lớn nhất cần dự trữ trong ngân sách và đặc biệt sẽ kéo dài liên tục nên gia đình bạn có thể xem đây là các khoản chi phí dài hạn.

Những đồ dùng cần thiết cho bé

Sữa cho em bé: Nếu mẹ có nguồn sữa mẹ đủ để bé bú trong khoảng thời gian đầu đời thì rất tốt. Thế nhưng, sau 6 tháng mẹ sẽ không còn đủ sữa cho con bú buộc phải sử dụng thêm sữa ngoài. Đây là khoản phí tương đối lớn và lâu dài mà bạn cần tính toán dự trù.

Vật dụng cá nhân: Khi sinh con, bạn sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ như quần áo, khăn, tã, bình sữa, nôi, giường, đồ chơi…. Mẹ hãy tham khảo ý kiến của những người đi trước để tham khảo và lên danh sách những vật dụng thật sự cần thiết cho bé để tránh trường hợp lãng phí.

Chi phí gửi nhà trẻ, học phí: Tính toán chi phí này bình quân theo mỗi tháng và bình quân theo năm ít nhất trong 5 năm đầu đời.

Một số vật dụng khác

Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm các dụng cụ chăm sóc sức khỏe cho bé như ống hút mũi, nhiệt kế, bấm móng tay, dầu tràm,… Chi phí cho khoản này khoảng 1 triệu đồng.

Nôi ru, xe đẩy cũng là những những vật dụng hữu ích trong quá trình chăm sóc trẻ. Tùy thuộc vào nhãn hiệu, giá các sản phẩm này có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.

Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể tận dụng bằng việc xin đồ cũ của người thân, bạn bè. Mẹ chỉ cần sắm thêm một vài bộ đồ cho bé mặc những buổi lễ hoặc đi chơi. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể.


Nguồn
Link bài gốc