Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) là một trong những Tập đoàn Nhà nước sở hữu nhiều đất vàng nhất. Đất vàng được giao cho Vinachem nằm trải dài khắp cả nước, nhưng đáng chú ý vẫn là hàng chục ha ở khu vực Cao – Xà – Lá (đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).

leftcenterrightdel
 

Hàng chục ha đất vàng vào tay Vingroup

Khoảng mười năm trước, giới bất động sản xôn xao trước thông tin Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup (Vingroup) sẽ phát triển một dự án bất động sản xa xỉ tại khu vực Cao – Xà – Lá. Trên thực tế, Royal City được xây dựng ở phía bên kia đường. Và mảnh đất được tin là thuộc về Vingroup lại nằm trong quyền kiểm soát của liên doanh do Cao Su Sao Vàng và Tập đoàn Hoành Sơn lập nên.

Không hợp tác Cao Su Sao Vàng nhưng Vingroup vẫn không “trắng tay” ở Cao – Xà – Lá. Thực tế, Vingroup đang có trong tay hai mảnh đất vàng nằm sát nhau của Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội (HASO) và Công ty cổ phần Bột giặt LIX, hai công ty con của Vinachem.

Cụ thể, năm 2010, Vingroup (thời điểm đó vẫn sử dụng tên Công ty cổ phần Vincom), HASO và Công ty cổ phần Xây dựng và Kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco) ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, Vincom cam kết hỗ trợ HASO khoản tiền là 119,32 tỷ đồng với điều kiện tổng diện tích bàn giao không nhỏ hơn 30.000m2 (gần 4 triệu đồng/m2).

Trong đó, 59,29 tỷ đồng tiền hỗ trợ đền bù được Xavinco chi trả và được tính vào chi phí dự án và 64,03 tỷ đồng, được coi là chi phí cơ hội mà Vincom và Vinaenco chi trả cho HASO để được quyền tham gia dự án.

Đất vàng Vinachem còn nằm trong quyền kiểm soát của Vingroup thông qua cái bắt tay giữa Vingroup và LIX.

Công ty Xalivico được thành lập đầu tháng 5/2015 với số vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng. Xavinco góp 4,44 tỷ đồng tương ứng 74% vốn; Bột giặt Lix góp 1,56 tỷ đồng, tương ứng 26%. Chỉ một tháng sau đó, Xalivico tăng vốn điều lệ lên gấp 10 lần là 500 tỷ đồng. Vốn góp của Xavinco lúc này tăng lên 370 tỷ đồng; Bột giặt Lix góp 130 tỷ đồng.

 

leftcenterrightdel
 

Khu đất 233 và 233B của Vinachem đều nằm dưới quyền kiểm soát của Vingroup. Không chỉ có vậy, Vingroup thâu tóm luôn mảnh đất bên cạnh của Vinataba. Xalivico được thành lập với mục đích thực hiện việc xin chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất rộng 11.777,8 m2 ở 233 Nguyễn Trãi. Đây từng là Chi nhánh Hà Nội của LIX.

Theo hợp đồng hợp tác kinh doanh ký ngày 4/8/2008, giữa 7 bên bao gồm Vincom, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long (Vinataba Thăng Long), Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Vinataba (Vinataba SJC), Công ty cổ phần Xây dựng và Kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco), Công ty cổ phần Xây dựng Căn Nhà Mơ Ước (Căn Nhà Mơ Ước) và Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Bất động sản An Bình (An Bình), Vincom cam kết chuyển một khoản tiền đặt cọc với giá trị là 105 tỷ đồng để thực hiện dự án tại 235 Nguyễn Trãi.

Ngoài ra, công ty cũng hỗ trợ Vinataba, Vinataba Thăng Long 105 tỷ đồng để sử dụng trong việc di dời, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở sản xuất mới sau khi di dời và tái đầu tư. Khoản cam kết này sẽ được chuyển thành vốn góp của Công ty vào Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Thăng Long (Thăng Long), một công ty mới được thành lập để thực hiện dự án 235 Nguyễn Trãi.

Năm 2015, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội (thời điểm đó) Nguyễn Thế Thảo ký phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị tại số 233, 233B và 235 Nguyễn Trãi, tỷ lệ 1/500. Xavincon được giới thiệu là chuẩn bị xây dựng một tổ hợp “siêu đô thị” tại đây. Tuy nhiên, sau gần 6 năm, mảnh đất vàng này vẫn là khu đất trống.

“Mẹ con” Vinachem liên miên thua lỗ

Hiện tại, trong khi Vingroup đã triển khai rất nhiều dự án lớn ở vùng ven, 3 mảnh đất vàng Cao-Xà-Lá vẫn trong tình trạng “om”.

Suốt thập kỷ qua, lợi nhuận của Vingroup tăng chóng mặt. Trong khi đó, có hàng chục ngàn ha đất vàng “phơi nắng phơi sương”, “mẹ con” Vinachem (ngoại trừ LIX) chưa thoát khỏi cảnh bết bát.

leftcenterrightdel
 

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 sau kiểm toán, năm 2020, Vinachem chứng kiến doanh thu giảm từ 41.879 tỷ đồng xuống 38.429 tỷ đồng. Do giá vốn hàng bán giảm chậm hơn nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm sâu từ 6.114 tỷ đồng xuống chỉ còn 4.590 tỷ đồng.

Dù vậy, Vinachem vẫn không thực hiện chính sách tiết giảm nên các chi phí Vinachem biến động không mạnh. Kết quả là công ty lỗ 2.011 tỷ đồng dù năm 2019 lãi 252 tỷ đồng.

Trong năm 2018, Vinachem lãi 161 tỷ đồng nhưng năm 2017 công ty lỗ tới 288 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2020, Vinachem lỗ luỹ kế tới 5.393 tỷ đồng.

Trong khi đó, dường như HASO cũng không hưởng được nhiều lợi ích khi liên kết với Vingroup thành lập nên Xavinco. Năm 2020, HASO chỉ đạt gần… 42 triệu đồng lợi nhuận sau thuế. Trước đó, trong năm 2019, công ty thua lỗ 5,9 tỷ đồng. Năm 2018 và 2017, HASO lỗ 10,2 tỷ đồng và 62 triệu đồng. Tính tới ngày 31/12/2020, HASO lỗ luỹ kế 31,9 tỷ đồng.

Vì vậy, cổ phiếu XPH không được nhà đầu tư quan tâm. Bất chấp thị trường chứng khoán “nóng” lên suốt thời gian qua, XPH vẫn bê bết dưới mệnh giá trong chuỗi ngày dài.

Vậy Vingroup mất bao nhiêu tiền để thâu tóm 31ha đất vàng của HASO? sẽ được Thương hiệu và Sản phẩm tiếp tục thông tin.

Nguồn Theo Thương hiệu & Sản phẩm
Link bài gốc

https://thuonghieusanpham.vn/hang-chuc-ha-dat-vang-cao-xa-la-vao-tay-vingroup-me-con-vinachem-thua-lo-lien-mien-19322.html