Thông tin này khiến tôi hoang mang vì bản thân cũng đã đầu tư vào một vài dự án của TNR, quyết định chia sẻ đến mọi người để chú ý tránh hậu quả không hay: Người mua nhà cần xem xét kỹ điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhất là những quy định về thời gian bàn giao căn hộ, thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp sổ đỏ; chế tài về phạt vi phạm được nêu trong hợp đồng…

Cụ thể, thông tin được Tuổi trẻ thủ đô phản ánh như sau:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

 

leftcenterrightdel
 Thông tin thế chấp dự án TNR Stars Chợ Mới.

 

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Phối cảnh dự án TNR Stars Bỉm Sơn - Thanh Hóa 

Công ty Cổ phần May - Diêm Sài Gòn, một đơn vị phát triển nhiều dự án mang thương hiệu TNR cũng thế chấp các giá trị mang lại của hàng loạt dự án như: Dự án TNR Star Bỉm Sơn Thanh Hóa (Khu dân cư Nam Cổ Đam); Dự án TNR Stars Đức Thọ (Hà Tĩnh), TNR Stars Đắk Đoa (Gia Lai); TNR Star Cao Phong (Hòa Bình); dự án TNR Star An Châu (An Giang)…

 

Nói về vấn đề chuyển nhượng nhà ở tại dự án đang thế chấp ngân hàng, Văn phòng luật sư Quang Thái (Đoàn luật sư TP HCM) cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 147 Luật Nhà ở 2014: Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.

Trong trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý.

Do vậy, chủ đầu tư dự án đã bị thế chấp vẫn được quyền bán, chuyển nhượng, cho thuê nhà ở của dự án với điều kiện phải được ngân hàng nhận thế chấp có văn bản chấp thuận; Người mua nhà tại các dự án đã bị thế chấp ngân hàng có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp văn bản của ngân hàng chấp thuận cho chủ đầu tư được bán nhà, căn hộ hình thành trong tương lai để huy động vốn.

Điều 19, Nghị định 99/2015/NĐ-CP cũng quy định về dự án đang bị thế chấp vẫn được coi là đủ điều kiện nếu "bên thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp thống nhất việc không phải giải chấp và được mua bán, thuê mua nhà ở đó.

Để đảm bảo quyền lợi cho mình, người mua nhà cần xem xét kỹ điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhất là những quy định về thời gian bàn giao căn hộ, thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp sổ đỏ; chế tài về phạt vi phạm được nêu trong hợp đồng…

Trước khi ký hợp đồng mua bán dự án đã thế chấp tại ngân hàng, người mua phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp văn bản đã giải chấp căn hộ mình dự định mua; Kiểm tra chứng thư bảo lãnh; Giấy xác nhận dự án đủ điều kiện huy động vốn đối với việc bán nhà hình thành trong tương lai. Trong trường hợp chưa giải chấp thì phải có văn bản của ngân hàng đồng ý cho chủ đầu tư huy động vốn. Khi đó, người mua mới tránh được rủi ro.

Nguồn
Link bài gốc