Không an cư- khó lập nghiệp !
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của Mê Linh mới thấy đầy sự bất ổn với nhiều lần tách-nhập, cụ thể: Thành lập năm 1977, có 38 đơn vị hành chính gồm 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng, 4 xã thuộc Yên Lạc và 2 xã của Kim Anh.
Năm 1978 một phần thị trấn Phúc Yên và 18 xã sát nhập về Hà Nội. Về Hà Nội rồi vẫn không yên: riêng năm 1979 Mê Linh có 2 lần biến động: lấy thêm 5 xã của huyện Sóc Sơn và không lâu sau đó trả lại 14 xã cho Tam Đảo và 4 xã cho Vĩnh Lạc.
Năm 1991 Mê Lĩnh tách khỏi Hà Nội, sát nhập vào tỉnh Vĩnh Phú sau đó năm 1996 khi Vĩnh Phú tách tỉnh Mê Linh thuộc Vĩnh Phúc. Năm 2003 tách 2 thị trấn Phúc Yên, Xuân Hòa và 5 xã ra khỏi Mê Linh
Đến tháng 8/2008 Mê Linh lại hồi về Hà Nội với 2 thị trấn Chi Đông, Quang Minh và 16 xã.
Các cụ ta vẫn dạy, an cư mới lập nghiệp ! nhìn lại quá trình Xuất- Nhập tới chóng mặt của Mê Linh sẽ hiểu sự “bất ổn” về cơ sở vật chất cũng như con người nơi đây. Và có lẽ đo thị Mê Linh chắp vá, manh mún một phần là do là hậu quả của những suy nghĩ nhiệm kỳ, nửa nhiệm kỳ hoặc ngắn hơn của những lãnh đạo “tạm thời” các thời kỳ.
Mê Linh không thể thành nơi “đáng sống” nếu đô thị chỉ là phép cộng các khu dân cư .
Hiện tại, ngoài các khu dân cư hiện hữu, Mê Linh là nơi quy tụ của khoảng 50 dự án khu đô thị mới (ĐTM) với qui mô trung bình vài chục ha/ khu ĐTM. Có thể điểm tên như khu Đô thị Hòa Phong, Mê Linh New City, Minh Giang 1,2,3, Mê Linh Vista City, Mê Linh Cenco 5, ACI …vv. Trong đó có khoảng 40 ĐTM được cấp phép ngay trước khi Mê Linh nhập về Hà nội 8/2008.
Có thể do quỹ đất hạn hẹp, do tầm nhìn và tư tưởng mà không ĐTM nào tại Mê Linh qui hoạch các công trình tiện ích lớn như quảng trường, bệnh viện, trung tâm thương mại, sân vận động…. mà tất cả chỉ qui hoạch đất ở với vài “ công trình” nho nhở xinh xinh như vườn hoa con cóc, đài phun nước, trường mẫu giáo…vv nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Ai cũng vậy, chủ đầu tư nào cũng thế chuyến nhượng đất nền hoặc bán nhà xây thô… công trình công ích, đường giao thông khớp nối hạ tầng kỹ thuật ….do chính quyền đảm nhiệm.
Kế thừa di sản “ cấp phép chạy sát nhập”, chính quyền mới sau nhiều tháng rà soát nhưng không thể “xóa đi làm lại” được, những cũng không đủ “ tâm và tầm” qui hoạch những chố đất còn lại thành các công trình tiện ích lớn phục vụ công chúng như quảng trường, nhà văn hóa, rạp hát, sân vận động… nên “cực chẳng đã” đành cấp cho các chủ đầu tư mới các khu ĐTM “ xen kẹt” giữa các khu đất đã có chủ để lấp đầy các khoảng trống mà thôi. Đến cả VinGroup con chim đầu đàn của ngành BĐS Việt Nam cũng phải ngậm ngùi mua lại dự án ở Mê Linh. Tiếc thay, với qui mô 94 ha, với giá đầu tư ban đầu lớn….VinHomes khó có thể vung tay vẽ các công trình tiện ích lớn… phục vụ toàn Mê Linh chính vì vậy dự án 94 ha này cũng khó trở thành đô thị lõi của Mê Linh được.
Kết quả là cả Mê Linh đơn thuần chỉ là phép cộng của các khu dân cư, thiếu các công trình tiện ích xã hội vốn luôn là cái hồn của một khu đô thị đáng sống.
Mê Linh bơ vơ vì treo qui hoạch.
Lý giải tài sao BĐS cằm cả chục năm không ngóc đầu lên được, mấy nhà đầu tư sành sỏi cho rằng lý do chính là đây là khu bị bỏ rơi, vốn là con đẻ nhưng lại không được "cha" Hà Nội ngó ngàng tới. Những tưởng ngoài Cầu Thăng Long, khi cầu Nhật Tân hoàn thành Mê Lĩnh sẽ cải thiện sự gắt kết giữa Mê Linh và Hà Nội và BĐS nơi đây sẽ rũ băng bất dây và vụt lớn. Tiếc thay, Mê Linh vẫn bơ vơ vì các tuyến đường khớp nối với 2 trục hướng tâm Hà Nội này vẫn đang nằm trong qui hoạch.
Theo qui hoạch tổng thể Hà Nội, Mê Linh được kết nối trực tiếp với Hà Nội qua 2 cầu Hồng Hà (đường vành đai 4) và cầu Thượng Cát ( đường vành đai 3,5). Đáng tiếc là, vừa qua Hà Hội đã thông báo dừng triển khai 82 dự án BT trong đó có 2 dự án BT này. Điều đó có nghĩa việc kết nối Mê Linh với Hà Nội một lần nữa lại bị trì hoãn không biết tới bao giờ vì ngoài cây cầu này, Hà Nội còn có rất nhiều công trình nghìn tỷ khác mà thiết nghĩ sẽ cấp bách hơn, vậy nên BĐS Mê Linh không còn cách nào khác lại phải tiếp tục “Chờ”.
Tác giả: Thuận Nhĩ