Đề xuất hàng loạt dự án vàng tại Đắk Lắk

leftcenterrightdel
 Bài viết trên VietnamFinance.

Theo thông tin từ VietnamFinance cho biết, tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh khẳng định : Tập đoàn Tân Hoàng Minh mong muốn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh để đơn vị có thể triển khai các dự án đầu tư, góp phần cùng tỉnh thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Tập đoàn cũng đề xuất tham gia đấu giá tài sản gắn liền với đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bệnh viện đa khoa tỉnh, đồng thời trình bày phương án quy hoạch dự án trên khu đất này.

Ở một diễn biến khác, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, ông Đỗ Anh Dũng cũng mong muốn được nghiên cứu khảo sát, lập và thực hiện 3 dự án tại địa phương này.

Cụ thể, dự án khu công nghệ thông tin tập trung và đô thị Yên Bình THM - CN (thuộc thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình); khu du lịch nghỉ dưỡng tâm linh Thiên Tây Trúc - Đại Từ THM - TL (huyện Đại Từ); khu đô thị THM - Smartcity dọc Sông Công (TP. Sông Công).

Riêng đối với dự án khu công nghệ thông tin tập trung và đô thị Yên Bình THM - CN, ông Dũng cho biết dự án có quy mô nghiên cứu hơn 540ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 4.200 tỷ đồng.

Mục tiêu của dự án là tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ và góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghệ thông tin của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, cả nước nói chung; giải quyết nhu cầu nhà ở và khu vui chơi giải trí cho các chuyên gia...

Tập đoàn có tiền lệ sở hữu nhiều dự án "đắp chiếu"

Có thể thấy, Tân Hoàng Minh đang chủ trưởng trở thành một Tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư tài chính và bất động sản cao cấp trong nước và quốc tế. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy, dù sở hữu nhiều công trình khủng, tọa lạc tại những khu đất được mệnh danh là khu đất kim cương, khu đất vàng của Hà Nội… song nhiều Dự án của Tập đoàn này lại đang ở trong tình trạng “đắp chiếu” nhiều năm, ì ạch, thậm chí không thể triển khai được:

leftcenterrightdel
Bài đăng trên Báo điện tử Tổ Quốc. 

Tân Hoàng Minh sở hữu nhiều dự án siêu khủng, điều này không cần bàn cãi. Song Tập đoàn này cũng có tiền lệ sở hữu nhiều dự án "đắp chiếu" lâu nhất. Nổi bật nhất trong tất cả các Dự án “đắp chiếu” của Tân Hoàng Minh không thể không nhắc đến cái tên Dự án số 22-24 Hàng Bài. Dự án tọa lạc tại khu đất kim cương rộng 4.000m2 tại ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng (Hà Nội) vẫn quây tôn, bỏ hoang, chưa triển khai suốt 8 năm qua. Chủ đầu tư Tân Hoàng Minh nhiều lần xin thay đổi quy hoạch thiết kế công trình để tránh nguy cơ thua lỗ. Tổng chi phí để thâu tóm khu đất “kim cương” 4.000m2, theo tiết lộ của Tân Hoàng Minh là khoảng 1.000 tỉ đồng. Mặc dù đã bỏ ra số tiền lớn để bồi thường, theo đuổi dự án nhưng gần chục năm qua, Tân Hoàng Minh vẫn chưa thể triển khai xây dựng dự án, ngoài việc đặt biển quảng cáo, quây tôn và… bỏ hoang đứng trước nguy cơ bị thu hồi theo quy định. Bên cạnh đó, Dự á D’. Palais Louis, 6 Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng phải mất đến gần 10 năm mới hoàn thiện. 

Theo SHTT, ngoài việc chậm tiến độ, nhiều dự án của Tân Hoàng Minh cũng từng dính hàng loạt sai phạm trong quá trình xây dựng. Cụ thể, chủ đầu tư vi phạm pháp luật trong việc nghiệm thu thanh toán khối lượng. Dự án Dự án D’. Le Roi Soleil đã nghiệm thu sai gần 14 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn, tại dự án nói trên, có xảy ra trường hợp nhà thầu thi công không mua bảo hiểm theo cam kết của hợp đồng.

Thanh tra Bộ Xây dựng còn xử lý kinh tế với dự án D’. Le Roi Soleil - Quảng An: Giảm trừ gần 11,3 tỷ đồng trước khi quyết toán với công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta; giảm trừ gần 3 tỷ đồng trước khi quyết toán với Công ty CP Xây dựng & Ứng dụng công nghệ Delta –V.

Được biết, ngoài dự án D’. Le Roi Soleil, chủ đầu tư Tân Hoàng Minh còn mắc sai phạm trong quá trình xây dựng ở 2 dự án siêu sang là D’. Palais de Louis - Nguyễn Văn Huyên và D’. Le Pont D’or Hoàng Cầu...

Trong đó, dự án D’. Palais de Louis - Nguyễn Văn Huyên được ra mắt vào năm 2009. Khu căn hộ cao cấp được xây dựng với quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, nằm trên diện tích đất là 4.791 m2, tổng số 242 căn hộ. Diện tích đất xây dựng là 2.318 m2, tương đương với mật độ là 48,4%. Mỗi m2 căn hộ được rao bán với giá trên 145 triệu đồng. D’. Le Pont D’or Hoàng Cầu có mức giá vào khoảng 40-45 triệu đồng/m2. Căn hộ rộng nhất tại dự án này lên tới 400 m2, giá khoảng 15-16 tỷ đồng…

Là chủ sở hữu của loạt giải thưởng danh giá: Nhà phát triển bất động sản cao cấp tốt nhất Việt Nam 2020; Dự án căn hộ siêu cao cấp tốt nhất Việt Nam 2020 cho dự án D’. Palais Louis và Dự án nhà ở cao tầng hạng sang tốt nhất Việt Nam 2020 cho dự án D’. Capitale...Liệu rằng những lùm xùm tại các siêu dự án của Tân Hoàng Minh có đang làm mất dần đi hình ảnh của Tập đoàn Tân Hoàng Minh? Nhiều thông tin cho rằng, việc xin đề xuất thêm nhiều dự án vàng tại Đắk Lắk có hay không nhằm đánh bóng tên tuổi của Tập đoàn này?  


Nguồn
Link bài gốc