Thực phẩm cay nóng

Theo các chuyên gia tiêu hóa, thực phẩm cay nóng như: kim chi, mì cay, tỏi, mù tạt, ớt, hạt tiêu,…làm cho lượng axít dạ dày tăng lên và tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng. Những thực phẩm này còn có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, theo đó, tình trạng đau dạ dày càng nặng nề hơn.

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa. 

Thực phẩm sống

Các món rau sống, hay thịt chín tái, chẳng hạn như salad, gỏi hay nem chua vì chưa được xử lý qua nhiệt độ nên có thể chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho dạ dày.

Sử dụng các thực phẩm này không chỉ gây tiêu chảy, đau bụng và còn dẫn đến tình trạng viêm dạ dày.

Các món chiên, xào

Chứa nhiều dầu mỡ và chất béo, đồ chiên xào khiến cho việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày trở nên khó khăn hơn. Sử dụng nhóm thực phẩm này thường xuyên cũng ảnh hưởng không tốt đến tim mạch và có thể làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến dạ dày. Bạn có thể phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy.

Các thực phẩm có vị chua

Những thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối hay loại quả có vị chua như chanh, me, cam, bưởi, sẽ làm cho nồng độ axít dạ dày tăng lên và lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương. Do đó, khi bị đau dạ dày thường kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu.

leftcenterrightdel
Đau dạ dày nên tránh xa thực phẩm có tính axit cao 

Thực phẩm có lượng đường cao

Các thức ăn chứa nhiều đường, chẳng hạn như bánh ngọt, socola, kẹo hay nước ngọt... khi sử dụng trong thời gian bị đau dạ dày có thể gây tiêu chảy và kích thích sản xuất nhiều axit trong dịch vị khiến cơn đau càng trở nên nghiêm trọng.

Gợi ý nguyên tác xây dựng chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày:

Ưu tiên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng giảm đau, kháng viêm tự nhiên

Tránh các đồ ăn, thức uống làm tăng sản xuất axit trong dịch vị hoặc gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày.

leftcenterrightdel
 

Các bữa ăn nên được duy trì vào một khung giờ cố định trong ngày để tạo thói quen sinh lý cho dạ dày. Người bệnh nên ăn uống đúng giờ giấc, tránh bỏ bữa hoặc nhai nuốt quá vội vàng.

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và sử dụng lượng thức ăn vừa phải để hạn chế các cơn đau ở thượng vị dạ dày cũng như các triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, nôn ói, đầy bụng, ăn không tiêu.

Chế biến thức ăn dưới dạng băm nhuyễn, hầm mềm, hấp hoặc luộc để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.

Nhìn chung, chế độ ăn uống và cách lựa chọn thực phẩm có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đau dạ dày của mọi người. Vì vậy hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp mọi người có những thông tin cần thiết trong việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhằm đẩy lùi các triệu chứng đau dạ dày khó chịu.


Nguồn
Link bài gốc