Cách chọn tôm tươi ngon
Quan sát hình dáng con tôm
Những con tôm tươi sẽ có dáng thẳng hoặc hơi cong cong. Tôm để lâu, tôm hỏng thường có thân uống thành hình tròn.
Cách chọn tôm theo từng loại:
- Tôm sú: Đây là loại tôm nuôi, có kích thước khá lớn. Trước hết, tôm phải còn sống, vỏ bóng, trơn, sống giữa thân thôm tươi và trong. Như vậy tôm mới ngon, chắc thịt.
- Tôm sắt: Loại tôm này có kích thước nhỏ nhưng vị ngọt đậm đà. Bà nội chợ nên chọn con tôm còn tươi, có màu hồng trắng. Nếu vỏ chuyển sang màu hồng đậm là tôm để lâu.
- Tôm he: Tôm còn nhảy tanh tách, màu hồng trắng, mắt xanh là những con tôm ngon.
- Tôm hùm: Phần càng xanh trong, vỏ tươi bóng. Tốt nhất là nên mua tôm còn bơi khỏe, hạn chế mua loại tôm đông lạnh.
Quan sát phần đầu tôm và thân tôm
Chị em nên chọn tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn. Đầu và chân tôm phải gắn chặt với thân. Vỏ tôm tươi phải bóng, trơn, sống giữa thân tôm sáng trong. Tôm tươi sẽ có phần thân hơi cong, thịt căng chắc. Tôm có thể không to và phần thịt sẽ không dày lên khác thường.
Quan sát phần đuôi tôm
Quan sát phần đuôi tôm sẽ giúp chị em xác định được độ tuơi sống của chúng. Để kiểm tra độ tươi của tôm, chị em chỉ cần đưa tôm ra ánh sáng, kéo dài thân tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt. Nếu phần khớp rộng chứng tỏ là tôm đã để lâu hoặc để tủ lạnh. Khớp tôm càng hẹp thì tôm càng tươi.
Ngoài ra, khi cầm tôm lên nếu thấy có cảm giác sạn dưới ngón tay hoặc tôm bị nhớt, dính vào nhau khi không nên mua.
Nếu tôm có các đặc điểm dưới đây thì không nên mua
1. Đầu tôm đổi màu: Mua tôm mà thấy đầu tôm có màu đen tức là tôm đã để lâu, không tươi, thậm chí còn bị biến chất. Nhất quyết không mua khi tôm có dấu hiệu này nha các mẹ.
2. Thân uốn cong, chảy nhớt thường là những con tôm bị hỏng, ươn. Chúng sẽ uốn cong thành hình tròn mà không thể duỗi thẳng.
3. Các khớp trên vỏ lỏng lẻo: Muốn biết tôm còn tươi hay ươn hãy đưa ra ánh sáng, kéo dài con tôm và quan sát độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm.
Nếu các khớp này giãn rộng, lỏng lẻo nghĩa là tôm đã bị để quá lâu. Còn nếu khớp tôm hẹp, kết cấu chắc chắn nghĩa là tôm còn tươi.
4. Phình to bất thường: Để tăng trọng lượng, người ta thường bơm nước muối, thậm chí là bơm glixerin – chất từ thủy phân chất béo, agar (bột rau câu) và một số hóa chất, tôm sẽ phình to, bóng mượt, nặng cân hơn.
5. Đuôi tòe ra: Tôm bị bơm tạp chất, đuôi thường tòe ra. Thân tôm căng mập bất thường, đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.