Trên một số mạng xã hội như Facebook, Zalo thì sản phẩm này được quảng cáo giúp đào thải độc tố trong cơ thể, giảm tác hại của 10 năm hút thuốc lá chỉ sau 3 tháng sử dụng sản phẩm; giúp bảo vệ phổi chống lại các tổn thương do ô nhiễm gây lên; giảm thiểu tình trạng viêm, Abscess ở phổi. Hơn thế, một số quảng cáo của sản phẩm còn nêu rõ: sử dụng sản phẩm trong các trường hợp viêm phế quản cấp, mãn tính; viêm phế quản co thắt mãn tính; bệnh nhân lao phổi; ho lâu ngày không rõ nguyên nhân;…
leftcenterrightdel
Bài viết về sai phạm của Healthway Lung Cleanser 60s trên Doanh nghiệp Thương hiệu 

Trong các quảng cáo trên không hề có bất kì câu từ nào cảnh báo cho người tiếu dùng biết đây chỉ là thực phẩm chức năng, không phải thuốc chữa bệnh và càng không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Điều này, có dấu hiệu của việc cố tình “mập mờ” đánh lừa người sử dụng. Liệu việc quảng cáo sử dụng cho một số trường hợp mắc các bệnh về phổi có gây hiểu lầm đây là một loại thuốc chữa bệnh hay không? Cơ sở khoa học nào chứng minh sản phẩm có thể thải độc cơ thể, giảm tác hại của 10 năm hút thuốc lá chỉ sau 3 tháng sử dụng?

Thông tin trên cổng thông tin của Cục ATTP cho thấy, thực phẩm chức năng Healthway Lung Cleanser được xác nhận nội dung quảng cáo bao gồm: Hỗ trợ bảo vệ phổi, hỗ trợ thải độc phổi, làm dịu đường hô hấp; Hỗ trợ giảm độc tố vào phổi; hỗ trợ bảo vệ phổi chống lại các tổn thương do các gốc tự do do ô nhiễm. Trong các quảng cáo phải có cảnh báo: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Thế nhưng, trong một số quảng cáo của sản phẩm này trên thực tế lại có dấu hiệu của việc cố tình “mập mờ”, “thổi phồng” công dụng sản phẩm. Theo đó, sản phẩm được sử dụng cho các trường hợp mắc một số bệnh về phổi, giảm tác hại của 10 năm hút thuốc lá chỉ sau 3 tháng sử dụng hay việc giảm chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chỉ sau 02 tuần sử dụng. Đồng thời, trong các nội dung quảng cáo khồng hề cảnh báo người dùng về việc sản phẩm này chỉ là thực phẩm chức năng, nghĩa là chỉ có tác dụng hỗ trợ người dùng trong một số trường hợp đã được xác nhận ở trên và càng không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Hiện nay, sản phẩm này cũng đang sử dụng hình ảnh, clip của một số người nổi tiếng để quảng cáo cho sản phẩm hay quảng cáo trong một số LiveStream trên mạng xã hội với nội dung có dấu hiệu sai sự thật.

Như vậy, việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến. Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán hàng này để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật.

Nhiều trường hợp sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định, khách đặt hàng được người giao hàng đưa hàng và thu hộ tiền cho người bán, không có hóa đơn bán hàng, do vậy không rõ nguồn gốc sản phẩm để có thể truy cứu trách nhiệm khi sản phẩm không đúng như quảng cáo. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời, tránh quá tin vào các thực phẩm chức năng mà tiền mất tật mang.

 


Nguồn
Link bài gốc