Sốc phản vệ là một kiểu phản ứng dị ứng cấp tính nặng và đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Với sự xuất hiện đột ngột của giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu, phế quản nhạy cảm quá mức, sốc phản vệ là một hội chứng lâm sàng dễ nhận biết.

Sốc phản vệ là tình trạng một số chất hóa học được giải phóng bởi hệ miễn dịch trong phản vệ khiến bạn bị sốc.

Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây ra sốc phản vệ nhưng một số khác lại rất khó để có thể xác định bởi nguyên nhân gây ra có thể là có sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, việc chẩn đoán càng trở nên khó khăn hơn. Khoảng 20% những trường hợp bị sốc phản vệ không xuất hiện các triệu chứng ở da hay niêm mạc, số khác lại xuất hiện triệu chứng ở hệ tuần hoàn như giảm huyết áp.

Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể dẫn đến cơ thể xuất hiện một lượng lớn các yếu tố gây giãn mạch, huyết áp giảm khiến cơ thể có thể bị sốc phản vệ. Sốc do tiêm kháng sinh penicillin là loại sốc phản vệ hay gặp nhất.

leftcenterrightdel
 

 

Trường hợp bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 mũi đầu tiên là một nữ điều dưỡng (31 tuổi) làm việc tại Bệnh viện Đà Nẵng. Trước khi tiêm vắc xin Covid-19, người này không có tiền sử dị ứng, phản ứng. Ngay sau khi tiêm vắc xin Covid-19, bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ và ngay lập được theo dõi hồi sức tích cực, hỗ trợ thở máy.

Sau khi nhân viên y tế bị sốc phản vệ, Bệnh viện Đà Nẵng đã tạm đình chỉ, niêm phong toàn bộ lô vắc xin Covid-19 nói trên để phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, đánh giá.

Đây là đợt tiêm vắc xin Covid-19 thứ 2 được tổ chức tại Bệnh viện Đà Nẵng. Đợt tiêm trước, vào ngày 5.5, đã tiêm hơn 450 liều vắc xin cho các nhân viên y tế. Ở đợt tiêm này chỉ có một vài ca có triệu chứng, sốt nhẹ, nổi mẩn...
Thông tin phân bổ vắc xin Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng cho thấy, đợt này, BV Đà Nẵng được phân bổ 1.272 liều vắc xin, chia làm 3 đợt triển khai tiêm để không ảnh hưởng đến nhân lực, ê kíp làm việc tại các khoa phòng. Vì khi tiêm sẽ có phản ứng đau mỏi cơ, sốt, đi lỏng, nôn mửa, đau nhức vùng tiêm... cần phải theo dõi.
Theo kế hoạch, BV Đà Nẵng sẽ thực hiện tiêm vắc xin 2 đợt vào ngày 10 và 12.5. Tuy nhiên, sau khi xảy ra trường hợp nhân viên y tế bị sốc phản vệ sau tiêm, chương trình tiêm vắc xin Covid-19 tại Bệnh viện Đà Nẵng tạm thời dừng lại.
Theo Vnmedia.vn
Nguồn
Link bài gốc

https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202105/nhung-doi-tuong-de-gap-cac-bien-chung-nghiem-trong-khi-nhiem-covid-19-c4a4bc7/