Mâm lễ cúng Tết sẽ được chuẩn bị theo phong tục ngày Tết vùng miền. Mỗi loại lễ cúng trước tết, cúng Tết và cúng ra sau Tết sẽ có những điều chung và điểm khác biệt. Vì thể tùy từng loại lễ cúng mà sẽ chuẩn bị mâm cúng tết, sắm lễ cúng Tết sao cho đầy đủ, đúng phong tục ngày tết. Nhưng một mâm cúng ngày Tết sẽ không thể thiếu được các đồ sau:

Trong mâm cơm cúng Tết bắt buộc phải có đĩa gà luộc. Nếu là mâm lễ cúng 30 Tết và mùng 1 thì phải là gà nguyên con, gà trống mới lớn.

Xôi cũng không thể thiếu, xôi trắng hoặc xôi gấc càng tốt.

Bánh chưng, bánh tét không thể bỏ qua.

Thêm một món xào và một món canh.

Phụ thuộc vào điều kiện chuẩn bị của gia đình để sắm lễ nhưng cơ bản sẽ không thể thiếu được các món trên. Dưới đây là một số gợi ý chuẩn bị, soạn, sắp xếp mâm cỗ cúng ngày Tết nên tham khảo để chuẩn bị cho đúng cho đủ đầy với từng ngày cúng.

leftcenterrightdel
Sắm mân cỗ cúng ngày Tết chuẩn tục lệ, trọn lễ nghi 

Mâm cỗ cúng ngày 30 và 3 ngày Tết

Cỗ cúng tất niên, 3 ngày Tết mùng một, hai, ba sẽ gồm có lễ chay và lễ mặn cho bàn thờ Gia tiên và Thần linh (Thổ công, thổ địa, thần tài).
Một mâm lễ chay cho bàn thờ Phật nếu như gia đình có thờ Phật.
Ngoài ra còn phải có các đồ lễ cúng ngày 30 Tết như sau: Hương nến (hoặc đèn dầu) nước, hoa, (hoa mai, hoa đào), mâm ngũ quả (có cho cả bàn thờ Phật, bàn thờ Thần linh và Gia tiên), trái cây, kẹo bánh ngọt, oản phẩm, trầu cau, tiền thật, rượu cúng tất niên, có bánh chưng và các bánh Tết khác nếu có, nếu có hoa Đào hoặc hoa Mai thì tốt.
Đối với mâm cơm lễ cúng 30 Tết sẽ cần được chuẩn bị chu đáo, đồ ăn tươi, tránh bị hỏng.

Lưu ý nhiều người thắc mắc cúng 30 Tết xong có hoá vàng không? Khi cúng 30 Tết xong thì gia chủ thụ lộc phần lễ mặn còn tất cả bánh kẹo, mâm ngũ quả giữa lại đến khi hết làm lễ hóa vàng và được thắp hương liên tục trong vòng 3 ngày Tết.

Cỗ cúng 30, giao thừa (đêm 30 tết) và mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết về cơ bản là giống nhau nhưng khác nhau về các món trong mâm lễ cúng Tết ba miền Bắc Trung Nam. Hoặc các ngày mùng 2, 3 mâm lễ cúng Tết có thể được chuẩn bị đơn giản hơn, bỏ bớt một số món như gà nguyên con thay bằng đĩa.

Mâm cỗ cúng Tất niên ngày 30 và 3 ngày Tết ở miền Bắc

Bàn thờ ngày Tết miền Bắc sẽ được chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ cổ truyền tính theo bát đĩa: 4, 6, 8. Cỗ bình thường thì 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 hoặc 8 bát và địa.

Cỗ bát bao gồm:

Mâm cỗ Tết miền Bắc tính bằng bát gồm có: Bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc.

Mâm cỗ Tết miền Bắc tính bằng đĩa gồm: Xôi/bánh chưng, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.

leftcenterrightdel
 

Mâm cỗ cúng Tất niên 30 Tết và 3 ngày Tết ở miền Trung

Chuẩn bị và bày mâm cỗ cúng ông bà miền Trung sẽ gồm có nhiều món ăn: Bánh chưng, bánh tét, dưa món, giò lụa, thịt đông, gà, thịt heo, canh măng, miến, cá, chả nem… Nhìn chung với người miền Trung sẽ có gì dâng món đấy như tỏ lòng thành kính và biết ơn. Mâm cỗ cúng Tết càng nhiều món, thịnh soạn thì chứng tỏ gia đình càng có vị thế và năm sau cũng no ấm đủ đầy.

Mâm cỗ cúng Tất niên ngày 30 và 3 ngày Tết ở miền Nam

Ở miền Nam các món ăn làm mâm cỗ cúng Tết có phần đặc trưng theo phong ẩm thực và đặc trưng khí hậu. Không có không khí lạnh như miền Bắc, miền Trung nên ở miền Nam cổ thường các món nguội tránh ô thịu và thường các các món ăn như:

Bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm

Canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), ccCanh khổ qua nhồi thịt

Thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa);

Đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa chả nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.

Đây là cách sắm lễ cúng, bàn thờ ngày Tết miền Bắc, miền Trung và miền Nam cần chuẩn bị gì cho ngày Tết vẹn toàn, đủ đầy nhất.


Theo SHTT
Nguồn
Link bài gốc