Những ngày gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin khi Phúc Sơn tuyên bố sẽ trở thành Tập đoàn địa ốc hàng đầu Việt Nam. Tham vọng này ngay lập tức dấy lên nhiều nghi vấn trong dư luận. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng những việc làm của Phúc Sơn đã và đang làm đã xứng đáng với tầm của một doanh nghiệp “hàng đầu” hay chưa? Lật lại câu chuyện về những việc Phúc Sơn đã làm được, có thể những thành tích cùng bề dày các khu đất, những dự án được coi là “mỏ vàng” mà Phúc Sơn hết lần này đến lần khác được “ưu ái” kia cũng khó lòng có thể che lấp một thực trạng đó là con số dư nợ của tập đoàn này đang lên đến hàng tỷ đồng. Có thể nói đó là một con số không hề nhỏ, là một bài toán lớn khiến Phúc Sơn cần thẳng thắn đối mặt và nhận định được vấn đề.
Giấc mộng vươn vòi bạch tuộc
Được giao nhiều dự án "vàng" tại Vĩnh Phúc, tận dụng lợi thế đó, Phúc Sơn đã tranh thủ mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh, khi đã thành lập loạt công ty thành viên như Công ty TNHH MTV Xây dựng Phúc Sơn 7, Công ty TNHH MTV Đầu tư bất động sản Phúc Sơn, Công ty TNHH MTV Xây dựng Phúc Sơn 9, CTCP Khoáng sản Năng lượng Vân Phong.
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này đều đã giải thể, trong đó chỉ còn CTCP Khoáng sản Năng lượng Vân Phong (NL Vân Phong) hiện vẫn đang hoạt động.
Là doanh nghiệp địa ốc có “số má” tại Vĩnh Phúc, Phúc Sơn mở rộng vòi bạch tuộc ra nhiều dự án lớn, nhỏ ở nhiều tỉnh thành như TP. Nha Trang (Khánh Hòa). Đây được coi là dự án trọng điểm để hiện thực hóa giấc mộng trở thành Tập đoàn Địa ốc hàng đầu Việt Nam của Tập đoàn này.
Đòn “chí mạng” tại Dự án sân bay Nha Trang...
Bất ngờ nổi lên, trở thành tập đoàn địa ốc số má bậc nhất Vĩnh Phúc, CTCP Tập đoàn Phúc Sơn (Phúc Sơn) dưới sự chèo lái của doanh nhân 8X Nguyễn Văn Hậu (SN 1981) không giới hạn ở phạm vi của một doanh nghiệp địa phương. Nuôi mộng trở thành tập đoàn địa ốc hàng đầu Việt Nam, Phúc Sơn mở rộng quỹ đất thông qua nhiều dự án lớn, nhỏ ở nhiều tỉnh thành.
Với một quyết tâm “ngút trời”, thế nhưng tình hình kinh doanh và triển khai dự án của con thuyền Phúc Sơn lại không hề “thuận buồm xuôi gió”.
Ngày 11/9/2020 Thanh tra Chính phủ đã có Quyết định thanh tra 559/QĐ-TTCP, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật liên quan đến các dự án BT sử dụng quỹ đất thanh toán tại khu vực sân bay Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã có quyết định xử phạt 275 triệu đồng đối với Tập đoàn Phúc Sơn với lý do tự ý phân lô, bán nền ký “hợp đồng góp vốn” với nhiều khách hàng.
Với một chặng đường không mấy “bằng phẳng” trong những năm gần đây, việc kinh doanh của Tập đoàn này cũng gặp những “bế tắc”.
...Đến kinh doanh không mấy khả quan
Dựa trên dữ liệu của VietTimes, trong 4 năm trở lại đây, Phúc Sơn ghi nhận doanh thu giảm sút, cùng những khoản lợi nhuận không đáng kể.
Cụ thể: Năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của Phúc Sơn lần lượt đạt 516,4 tỷ đồng và 468,3 tỷ đồng; lợi nhuận thuần lần lượt ở mức 3,7 tỷ đồng và 37,58 tỷ đồng. Năm 2019, doanh thu thuần của Phúc Sơn chỉ đạt 84,7 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận thuần chỉ ở mức 80 triệu đồng, trong khi năm 2018 lãi thuần 214 triệu đồng.
Theo đó, tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Phúc Sơn đạt 7.822 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với thời điểm cuối năm 2016; trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ từ 1.504,6 tỷ đồng lên đạt 2.001,7 tỷ đồng.
Cùng số nợ phải trả là gần 6.000 tỷ đồng - gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu, Phúc Sơn Group đang phải đối diện với áp lực nợ rất lớn, nhất là nợ vay ngân hàng.
Chưa dừng lại ở đó, như đã đề cập ở trên, để hiện thực hóa giấc mơ trở thành Tập đoàn địa ốc hàng đầu Việt Nam, Phúc Sơn đã thành lập hàng loạt các công ty thành viên. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này đều đã giải thể, trong đó chỉ còn CTCP Khoáng sản Năng lượng Vân Phong (NL Vân Phong) hiện vẫn đang hoạt động.
NL Vân Phong được thành lập vào ngày 19/4/2017, có vốn điều lệ ban đầu đạt 300 tỷ đồng, trong đó Phúc Sơn sở hữu 80% vốn. Phần vốn còn lại được chia đều cho 2 cổ đông cá nhân là ông Võ Hồng Đức (10%) và bà Âu Huyền Thu (10%).
Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật do ông Võ Hồng Đức (SN 1977) đảm nhiệm. Được biết, ông Đức hiện đang là Tổng Giám đốc tại CTCP Đức Hải Logistics – doanh nghiệp vừa đề xuất đầu tư dự án Nhà máy điện gió Quỳnh Lập tại Nghệ An.
Từ khi thành lập, NL Vân Phong chỉ báo lãi duy nhất một lần vào năm 2018, với doanh thu thuần và lãi thuần lần lượt đạt 82,9 tỷ đồng và 75,5 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2017 và 2019, doanh nghiệp này không phát sinh doanh thu, cùng đó là mức lỗ thuần lần lượt là 700 triệu đồng và 3 triệu đồng.
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của NL Vân Phong đạt 86,2 tỷ đồng, giảm 1,6 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu giảm từ 83,6 tỷ đồng xuống mức 68,5 tỷ đồng.
Rõ ràng với xuất phát điểm hoành tráng song khi triển khai các dự án trọng điểm việc kinh doanh của Phúc Sơn đã và đang tồn tại nhiều vấn đề. Bài toán kinh doanh sao cho có hiệu quả để xứng tầm với doanh nghiệp, để khỏi mang tiếng là “đầu voi đuôi chuột” đang là mối bận tâm lớn để ông Hậu, bà Nhàn hay ông Tùng - những người cầm cân nẩy mực, chèo lái con thuyền Tập đoàn này có phán quyết đúng đắn hơn.
Và, câu chuyện của Phúc Sơn hôm nay không là của riêng ai, đó cũng là bức tranh chung cho thị trường kinh doanh địa ốc của Việt Nam, trong bối cảnh khi mà nền kinh tế của chúng ta còn nhiều khó khăn, đại dịch Covid-19 mới chỉ tạm thời lắng xuống và vô vàn những thử thách khác đang đặt ra ở phía trước…
Từ đó, cũng là kinh nghiệm rút ra cho các nhà đầu tư: Liệu đầu tư vào những Tập đoàn nghìn tỷ có chắc hẳn sẽ sinh lời và an toàn? Chủ đầu tư cần thận trọng với chiến lược kinh doanh, khách hàng cũng cần là những nhà đầu tư sáng suốt để tránh hậu quả trắng tay.