Là con cưng của nhiều dự án trọng điểm tại quê nhà
leftcenterrightdel
 Ảnh chụp màn hình.

Tờ An ninh tiền tệ cho biết, CEO của Phúc Sơn gồm 3 người là: ông Nguyễn Văn Hậu, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1972), và bà Ngô Thị Thanh Nhàn, đều là người Vĩnh Phúc nên không khó để lý giải việc Tập đoàn Phúc Sơn luôn được ưu ái giao cho những dự án suất “người nhà”.

Tập đoàn Phúc Sơn đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng Cụm Công nghiệp Thổ Tang - Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường với quy mô gần 36ha.

Đây là cụm công nghiệp có địa điểm tại Thị trấn Thổ Tang và xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó có 26,13ha thuộc địa phận thị trấn Thổ Tang và 9,85ha thuộc địa phận xã Lũng Hòa.

Cụm công nghiệp này được quy hoạch với tính chất, ngành nghề hoạt động chủ yếu là chế biến lâm sản, hỗn hợp, đa ngành.

Với dự án Khu đô thị thương mại Vĩnh Tường, báo chí thông tin rằng dự án này có vấn đề trong việc sử dụng đất khiến Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành đã phải ký văn bản chỉ đạo giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Vĩnh Tường; UBND các xã Lũng Hòa, Tân Tiến kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai, xây dựng, nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản tại dự án Khu đô thị thương mại Vĩnh Tường.

Được biết, Dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị Thương mại thuộc huyện Vĩnh Tường, có quy mô diện tích lập quy hoạch 186,49 ha. Trong đó, đất thuộc phạm vi dự án gồm: 92,99 ha đất xây dựng thương mại đô thị; 32,62 ha đất xây dựng Chợ đầu mối nông sản thực phẩm; 17,41 ha đất xây dựng hệ thống kho vận; 11,15 ha đất xây dựng Chợ điện tử, vật liệu xây dựng.

Trước đây, Tập đoàn Phúc Sơn từng gây sự chú ý bằng việc công bố dự án "siêu nghĩa trang" tại tỉnh Vĩnh Phúc, trong khi số vốn điều lệ trước đó 1 năm của Tập đoàn này chỉ là 130 tỷ đồng. Bằng cách nào đó, Tập đoàn Phúc Sơn đã được chủ trương đầu tư dự án Thiên An Viên tại Vĩnh Phúc, với tổng đầu tư là 1.500 tỷ đồng. Chỉ sau một năm, "ập đoàn" này tăng hai lần vốn điều lệ và thông báo con số vốn mới đúng bằng 1.500 tỷ đồng. Dự án Thiên An Viên sau đó bị tuýt còi vì trái thẩm quyền, nằm ngoài phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng chính phủ.

Càng ưu ái lắm càng sai phạm nhiều

leftcenterrightdel
Ảnh chụp màn hình. 

Với điệp khúc “cố tình vi phạm” Tập đoàn Phúc Sơn đã liên tiếp để lộ những sơ hở, những lỗ hổng khó có thể chối cãi. Bằng chứng là, năm 2018 Báo Dân Việt cũng chỉ rõ, ngay từ Dự án CĐM Vĩnh Tường tình trạng phân lô, bán nền khi dự án chưa đủ pháp lý.

Dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị thương mại được mở bán một số lô ở vị trí này với giá 8 - 9 tỉ đồng/lô 100m2 có mặt tiền rộng 5m, dài 20m. Do dự án chưa đủ thủ tục nên khách hàng khi mua sẽ ký hợp đồng góp vốn, và vào tiền 55% tổng giá trị hợp đồng. Sau khi thủ tục dự án hoàn tất sẽ ký lại hợp đồng mua bán. Song về lô đất này, lãnh đạo Sở Tài nguyên và môi trường Vĩnh Phúc xác nhận, đến nay Công ty này chưa đóng một đồng tiền thuế đất nào cho Nhà nước. 

Dự án này có quy mô diện tích 186,49 ha, trong đó, đất thuộc phạm vi dự án là 154,17 ha, gồm 92,99 ha đất xây dựng thương mại đô thị; 32,62 ha đất xây dựng Chợ đầu mối nông sản thực phẩm; 17,41 ha đất xây dựng hệ thống kho vận; 11,15 ha đất xây dựng Chợ điện tử, vật liệu xây dựng. Tổng mức đầu tư là 2.290 tỷ đồng.

Sau 8 năm nằm trên giấy (2009-2017), dự án được tỉnh Vĩnh Phúc điều chỉnh chủ đầu tư từ Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Sông Hồng Thăng Long sang Công ty cổ phần đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long (Công ty bất động sản Thăng Long) làm chủ đầu tư – đây là công ty con của Tập đoàn Phúc Sơn.

Dự án từng bị phản ánh có nhiều dấu hiệu bất thường và bị UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và môi trường kiểm tra.




Nguồn
Link bài gốc