Theo quy định tại Thông tư số 07/2018/TT-BCT về việc sửa đổi Thông tư số 21/2017/TT-BCT, do Bộ Công Thương ban hành, bắt đầu từ ngày 1/1/2019, các sản phẩm dệt may, hàng may mặc trước khi đưa ra thị trường bắt buộc phải được kiểm tra và dán nhãn chứng nhận hợp quy, chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may.

Tuy nhiên, tình trạng không tuân thủ quy định pháp luật về vấn đề này không phải là hiếm gặp. Song điều đáng nói là nó không chỉ diễn ra tại tại chợ truyền thống, các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ mà còn xuất hiện công khai tại những thương hiệu thời trang có tên tuổi trên cả nước.

leftcenterrightdel
Nhiều sản phẩm quần áo trẻ em không dán tem hợp quy được bày bán tại cửa hàng thời trang M2. Ảnh: Nguyễn Loan 

Đơn cử như đối với hệ thống showroom của ông chủ thương hiệu “thời trang M2”. Theo ghi nhận của PV, tại nhiều cửa hàng của M2 nằm trên đường Phan Đình Phùng, Thái Hà, Giảng Võ, Trần Phú (Hà Nội) đang được bày bán nhiều sản phẩm may mặc không chỉ dành cho người lớn mà cho cả trẻ em (đối tượng cần được bảo vệ nhất) đều không có tem hợp quy (CR). Một số sản phẩm khác được gắn tem hợp quy không đúng quy định, có dấu hiệu dán tem giả nhằm “che mắt” người tiêu dùng.

leftcenterrightdel
 Thương hiệu M2 bán đồ chơi không dán tem hợp quy, không ghi rõ xuất xứ sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Loan

Ngoài ra, không chỉ riêng quần áo mà còn có phụ kiện thời trang như mũ, đồ chơi trẻ em,… cũng đều không dán tem hợp quy. Thiết nghĩ, quần áo, đồ chơi là những vật dụng không thể thiếu, được sử dụng hàng ngày, nếu chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, gây ảnh hưởng đến da, mắt của trẻ nhỏ thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

leftcenterrightdel
Quần áo cho trẻ nhỏ không có tem hợp quy tại cửa hàng Kid Plaza. Ảnh: Nguyễn Loan 

Ngoài thời trang M2, một đơn vị khác chuyên cung cấp các loại đồ dùng cho trẻ em như Kid Plaza cũng gặp phải vấn đề tương tự. Khảo sát của PV cho thấy, nhiều loại quần áo của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm cả đồ mùa đông lẫn mùa hè cũng đều không được dán tem hợp quy (CR). Chưa hết, đối với sản phẩm đồ chơi nhập khẩu từ nước ngoài về tuy có dán nhãn phụ bằng Tiếng Việt, ghi rõ “hạn sử dụng xem trên sản phẩm” tuy nhiên lại không có ngày tháng cụ thể. Khi PV thắc mắc về vấn đề này thì được nhân viên tại cửa hàng Kid Plaza trả lời rằng: “Quy định thì dán thế thôi, chứ đồ chơi thì chơi được đến bao giờ thì chơi.” Phải chăng, câu nói này đã gián tiếp khẳng định, việc dán tem nhãn trên sản phẩm được bày bán tại hệ thống Kid Plaza chỉ mang tính chất hình thức, chống đối việc kiểm tra của các cơ quan chức năng?

leftcenterrightdel
 Nhiều mặt hàng bày bán tại Kid Plaza không tuân thủ quy định về hợp quy. Ảnh: Nguyễn Loan

Bàn về vấn đề này, luật sư Trịnh Thị Việt Kiều, Công ty Tư vấn Luật 249 cho biết: “Trong Nghị định số 80/2013/NĐ-CP đã có quy định rõ ràng về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể, tại điều 19 nghị định này ghi rõ: Mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật lên đến 220.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 320.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy từ 1 tháng đến 3 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Đồng thời, buộc thu hồi để tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng sản phẩm, hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Ngoài ra, theo khoản 4, điều 20 còn quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa phải có dấu hợp quy nhưng không có dấu hợp quy, dấu hợp quy không đúng quy định.”

Tại khoản 3, điều 19, Nghị định số 80/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

a) Không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy;

b) Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền;

c) Không sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy không đúng quy định đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường


Theo Ngày Mới Online
Nguồn
Link bài gốc

https://ngaymoionline.com.vn/tran-lan-hang-hoa-thieu-tem-hop-quy-co-quan-chuc-nang-o-dau-19240.html