Theo thông tin được Tiền Phong chia sẻ, khi thay thế thế thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp, các bệnh viện có thể đọc thông tin từ mã vạch QR code trên căn cước công dân sau đó gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH để nhận thông tin về BHYT và giải quyết chế độ cho người dân, tương tự việc sử dụng thẻ BHYT giấy hoặc thẻ BHYT trên ứng dụng VssID trong khám chữa bệnh hiện nay.

leftcenterrightdel
BHXH là 1 trong số 6 CSDLQG quan trọng liên quan trực tiếp đến người dân được Chính phủ ưu tiên triển khai để tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử và chuyển đổi số của Quốc gia. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ

BHXH Việt Nam cũng xây dựng chương trình ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay của người dân trên thẻ căn cước công dân có gắn chíp vào việc chống lạm dụng quỹ BHXH, BHYT. Khi ứng dụng được công nghệ này, người dân không thể mượn thẻ của người khác để lạm dụng trục lợi quỹ BHXH, BHYT khi thực hiện các chế độ liên quan.

Hiện BHXH Việt Nam cũng đã xây dựng và kết nối với cơ sở dữ liệu về dân cư để xác thực thông tin công dân khi đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam và trên ứng dụng VssID. Khi đăng ký tài khoản này, căn cước công dân sẽ được sử dụng để đối chiếu, BHXH Việt Nam không lưu giữ ảnh căn cước công dân của người đăng ký, góp phần giảm nguy cơ lộ lọt thông tin, giấy tờ cá nhân.

Trước đó, với việc phát triển ứng dụng VssID, từ ngày 1/6/2021, BHXH Việt Nam và Bộ Y tế đã chính thức áp dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng này thay cho thẻ BHYT giấy trong khám chữa bệnh trên toàn quốc.


Nguồn
Link bài gốc