Bài viết được đăng trên Sức khỏe & Môi trường:

leftcenterrightdel
Bài đăng trên Sức khỏe & Môi trường. 

Theo thông tin từ bài viết cho biết, bà B có vay của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Láng Hạ một số tiền là 25 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là căn nhà mặt tiền phố Láng Hạ thuộc sở hữu của vợ chồng bà, thời hạn vay 20 năm.

Sau khi vay được hơn 1 năm, bà B mang số tiền hơn 23 tỷ đồng đến trả nhưng lúc đó lãnh đạo chi nhánh này cho biết, nếu trả trước hạn bà sẽ bị phạt 700 triệu đồng, đồng thời thuyết phục bà nên chờ đủ 3 năm hãy trả nợ để không bị phạt. Chính vì lý do ấy, buộc bà B phải lùi ngày trả nợ, số tiền dự kiến đem đi trả nợ bà buộc lòng phải gửi tiết kiệm tại chính ngân hàng này.

Khi đủ thời hạn vay 3 năm, bà B đã 02 lần xin trả nợ trước hạn và được chấp nhận, không bị phạt. Thế nhưng, trên thực tế phía Ngân hàng đã phạt bà gần 200 triệu đồng tiền trả trước hạn từ tài khoản tiền gửi của bà. Tuy nhiên, vài tháng sau lại âm thầm hoàn trả số tiền này vào một tài khoản khác là người nhà của bà mà không có bất kỳ một thông báo bằng văn bản hay bằng miệng nào từ phía Ngân hàng.

Bà B cũng cho biết, với số tổng số tiền vay 25 tỷ, sau 3 năm, ngoài số tiền gốc phải trả theo đúng tiến độ, bà đã phải trả lãi cho Techcombank đầy đủ, đúng hạn với số tiền khoảng 12,6 tỷ đồng. Một con số không hề nhỏ.

Đáng nói, số dư nợ còn lại khoảng 6 tỷ, bà B xin được thanh toán nốt nhưng nhân viên của Techcombank dùng nhiều “thủ thuật” khác nhau để bà không trả được nợ: từ việc tính tiền phạt trả trước hạn tới việc không thống kê, chốt sổ con số chính xác khách hàng còn phải trả nợ là bao nhiêu... Việc Techcombank không ra được con số để chốt sổ với bà B nên bà B đã không thể nào thanh toán xong phần nợ gốc còn lại. Sự việc cứ thế kéo dài từ năm 2013 đến năm 2020 bà B nhận được thông tin Techcombank khởi kiện bà ra Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Phía nguyên đơn yêu cầu bà phải thanh toán số tiền khoảng 16,5 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là khoảng 6,3 tỷ đồng, nợ lãi và các khoản khác có liên quan là khoảng 10,3 tỷ đồng. Đây là số tiền cao gần gấp 3 lần con số tiền gốc còn lại mà trước kia bà yêu cầu được trả.

Quá bất ngờ, bà B tá hỏa đi tìm câu trả lời tại sao với yêu cầu đơn giản là việc chốt một con số nợ cụ thể để khách trả mà bao năm qua Techcombank không làm? Tại sao cho tới thời điểm này Techcombank mới thông báo đòi nợ bà B, khi mà trong suốt thời gian 7 năm qua bà không nhận được bất kỳ một “trát” đòi nợ nào từ phía Ngân hàng này.

Được biết, hiện bà đang được xếp vào hạng khách hàng VIP tại Techcombank, với những khoản giao dịch lên đến nhiều tỷ một tháng. Vậy lý do gì mà suốt 7 năm qua bà không trả được số dư nợ còn lại khoảng 6 tỷ đồng, để rồi 7 năm sau bà phải gánh khoản nợ đối với Ngân hàng này lên đến hơn 16 tỷ

Câu hỏi đặt ra là tại sao Techcombank lại không cho khách trả nợ trước hạn, tìm mọi cách ép khách phải lùi ngày trả nợ? Liệu ngân hàng có đang sử dụng phương thức tìm mọi cách để “ép” không cho trả nợ - nhằm tối đa hoá lợi nhuận mà quên đi quyền lợi chính đáng của khách hàng?


Nguồn
Link bài gốc