Cụ thể, thông tin bài viết được người dùng có tên V.K đăng tải như sau:

leftcenterrightdel
 

Như vậy, theo phản ánh của người dùng mạng xã hội, Ngân hàng Vietcombank đang đứng trước nghi vấn giấu lãi.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế cả năm 2020 của Vietcombank “chỉ” đạt 18.468 tỷ đồng, giảm nhõn 58 tỷ đồng, tương đương 0,3% so với năm 2019.

Trong mọi quyết sách của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank thường trở thành người tiên phong. Giảm lãi suất huy động lần 1, lần 2… tiên phong đứng về phía khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19…

Như vậy việc giảm lãi suất, khiến Vietcombank đứng trước nguy cơ tăng trưởng âm. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là có thể Ngân hàng này đang giấu đi mức lãi suất? Bằng chứng là, thu nhập lãi thuần quý 4/2020 của Vietcombank tăng 1.750 tỷ đồng, tương ứng 20,3% so với quý 4/2019; luỹ kế cả năm đạt 36.225 tỷ đồng, tăng 1.648 tỷ đồng, tương đương 4,8% so với cả năm 2019.

Chỉ tiêu này giúp lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng năm 2020 của Vietcombank là 32.961 tỷ đồng, tăng 3.048 tỷ đồng, tương đương 10,2% so với năm 2019.

Vietcombank chỉ tăng trưởng lãi ròng âm khi Vietcombank mạnh tay cắt giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Trong khi đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2020 của Vietcombank bỗng nhiên tăng vọt, tăng 3.127 tỷ đồng, tương đương 46%.

Điều đáng nói là Vietcombank tăng vọt dự phòng trong bối cảnh nợ xấu giảm. Điều này mâu thuẫn vì nếu nợ xấu giảm thì cũng phải giảm dự phòng?

Tại thời điểm 31/12/2020, nợ xấu tại Vietcombank là 5.230 tỷ đồng, giảm 574 tỷ đồng, tương đương 9,9%, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0,77% xuống 0,62%. Với tỷ lệ này, tại sao Vietcombank phải tăng trích lập?

Nếu Vietcombank giữ nguyên dự phòng như năm 2019 thì năm nay Vietcombank lại lập kỷ lục về lãi: 21.574 tỷ đồng. Nếu như vậy, LNST Vietcombank tăng 3.048 tỷ đồng, tương đương 16,5%.

Chưa kể Vietcombank đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ bảo hiểm FWD? Có thể nói lãi thực tế của Vietcombank là siêu to khổng lồ hoàn toàn có cơ sở.

Cùng với phương thức sử dụng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng phải nhắc đến cái tên Ngân hàng PGBank. Không giấu lãi như Vietcombank, PGBank lại đi giấu lỗ.

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 4/2020 của PGBank là 64,6 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lỗ 18,9 tỷ đồng); luỹ kế cả năm lãi 170 tỷ đồng, tăng 95,4 tỷ đồng, tương đương 128% so với năm 2019.

Nhưng khoản lợi nhuận này đến từ đâu? Thực tế lợi nhuận đó không đến từ hoạt động kinh doanh đột biến mà đến từ việc cắt giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng?

Trong quý 4, chi phí này tại PGBank giảm từ 222 tỷ đồng xuống chỉ còn 24,4 tỷ đồng; luỹ kế cả năm chỉ đạt 282 tỷ đồng, giảm 264 tỷ đồng, tương đương 48,4% so với năm 2019.

Việc tốt khoe, xẫu che, giấu lãi hay che lỗ của các Ngân hàng sẽ là chuyện thường tình nếu không phải căn cứ trên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Dựa trên cùng phương thức này các Ngân hàng đang điều chỉnh dư luận theo hướng có lợi cho chính mình?


Nguồn
Link bài gốc