leftcenterrightdel
 

Theo bà Leslie H. Tayne - luật sư chuyên về xóa nợ và nhà sáng lập hãng luật Tayne Law Group, có 4 sai lầm phổ biến khi sử dụng thẻ tín dụng và phương pháp quản lý tài chính thông minh hiệu quả đó là:

1. Khi chưa trả hết nợ cũ
“Nếu bạn có thể thanh toán đầy đủ số dư của mình hàng tháng hoặc đã có kế hoạch trả nợ bài bản thì việc mua hàng bằng thẻ tín dụng sẽ là cách tuyệt vời để kiếm phần thưởng và tích lũy điểm tín dụng”, bà Tayne chia sẻ.
Tuy nhiên, nếu vừa nhận lương đã trả hết nợ tín dụng, cộng thêm lãi suất cao ngất ngưởng thì bạn sẽ dễ rơi vào vòng xoáy nợ nần khó khăn, kéo dài và tốn kém để thoát ra.
2. Khi không nắm rõ số dư khả dụng
Bà Tayne cho biết: “Đừng quẹt thẻ nếu bạn không rõ số dư tài khoản của mình là bao nhiêu. Dù người dùng được phép tiêu vượt quá hạn mức tín dụng cho phép nhưng không có nghĩa là bạn nên làm vậy. Việc dùng hết 100% hạn mức hiện có sẽ giảm điểm tín dụng và khiến bạn trông giống như một người đi vay rủi ro hơn".
Theo chuyên gia, điều này cũng sẽ vô tình khiến bạn mắc bẫy vay tiêu dùng. Quẹt thẻ càng nhiều, số tiền phải trả càng lớn. Đặc biệt nếu thanh toán trễ khoản nợ “khổng lồ”, nợ sẽ chồng nợ và lãi sẽ đẻ lãi.
Để quản lý tài chính thông minh khi dùng thẻ tín dụng, mỗi người cần có kế hoạch chi tiêu và thật kỷ luật với bản thân. Ảnh minh hoạ: Shutterstock
3. Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng
Sai lầm khi dùng thẻ tín dụng khiến chịu lãi suất cao chính là dùng thẻ để rút tiền mặt.
"Bạn nên nhớ vai trò chính của thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải để rút tiền mặt. Thẻ tín dụng không phải thẻ ATM. Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng có thể chịu phí khá cao chiếm từ 3 – 4% giá trị số tiền bạn rút. Do đó, tuyệt đối không rút tiền mặt trong thẻ trừ trường hợp khẩn cấp", chuyên gia nhấn mạnh.
4. Khi cảm xúc lất át khả năng
Trong nhiều trường hợp đi mua sắm, thẻ tín dụng có thể là lựa chọn thanh toán duy nhất. Thậm chí, có người còn quẹt thẻ tín dụng chỉ để nhận thưởng. Bên cạnh đó, nhiều thời điểm cảm xúc dâng cao cũng sẽ thôi thúc mong muốn tiêu sài.
Trong những tình huống này, hãy hít thở sâu và nhìn ra những nguyên nhân kích thích tiêu tiền. Bạn có thể đi dạo hoặc gọi điện cho bạn bè để quên đi cảm xúc nhất thời đó".
Để quản lý tài chính thông minh và dùng thẻ tín dụng đúng cách, chuyên gia khuyên một người nên liệt kê những mục tiêu mua sắm cần vay vốn lớn trong thời gian tới.
"Hãy suy nghĩ về điểm tín dụng sẽ bị ảnh hưởng như nào và cảm giác tồi tệ khi nhận hoá đơn tín dụng mỗi tháng trước khi quẹt thẻ. Nếu là vợ chồng thì bạn nên nói chuyện rõ ràng với đối phương trước khi tiêu một khoản lớn trên thẻ tín dụng", bà Tayne gợi ý.
Theo chuyên gia, mỗi người chỉ nên tiêu tối đa không quá 30% hạn mức thẻ. Điểm tín dụng từ đó cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời để tránh bị cám dỗ bởi quẹt thẻ tín dụng, để thẻ ở nhà sẽ là giải pháp hữu hiệu.


Nguồn
Link bài gốc