Giữa làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán, nhóm bất động sản trở thành tâm điểm bởi động thái siết tín dụng và cổ phiếu DPG của CTCP Đạt Phương cũng không ngoại lệ.

Cổ phiếu này đã nằm sàn 2 phiên gần nhất qua đó rơi xuống 47.200 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng hơn 8 tháng trở lại đây. So với đỉnh đạt được giữa tháng 11 năm ngoái, cổ phiếu DPG đã mất 50% thị giá. Vốn hóa thị trường tương ứng giảm xuống còn 3.225 tỷ đồng, “bốc hơi” hơn 3.000 tỷ đồng sau 6 tháng.

am nang dong tien kinh doanh cung no vay gap doi von chu so huu von hoa dat phuong dpg boc hoi mot nua hinh 1

Đạt Phương vốn được biết đến là doanh nghiệp bất động sản có thói quen vay nợ nhiều. Tính đến cuối quý I/2022, tổng nợ phải trả của Đạt Phương đã lên đến 3.977 tỷ đồng, gấp đôi vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay tài chính ở mức 2.648 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng tài sản. Việc duy trì nợ vay ở mức cao Đạt Phương phải gánh khoản chi phí lãi vay hàng chục tỷ đồng mỗi quý.

Âm nặng dòng tiền kinh doanh

Theo báo cáo tài chính quý I/2022, CTCP Đạt Phương (mã DPG) ghi nhận doanh thu đạt 545,1 tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu xây dựng tăng 67,8 tỷ đồng lên 140,2 tỷ đồng; doanh thu bán điện thương phẩm tăng 63,6 tỷ đồng lên 175,1 tỷ đồng và doanh thu bất động sản giảm 42,5 tỷ đồng về 229,5 tỷ đồng

Giá vốn tăng mạnh hơn khiến biên lãi gộp lại bị co lại đáng kể từ 53,1% về còn 47,7% tương ứng lợi nhuận gộp đạt 260,2 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, Đạt Phương lãi ròng 150,7 tỷ đồng, 18,6% so với cùng kỳ năm trước

Lợi nhuận tăng nhưng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Đạt Phương lại âm 89,4 tỷ đồng quý đầu năm trong khi cùng kỳ dương 62,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dòng tiền đầu tư cũng âm 96,1 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 58,5 tỷ đồng.

Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của DPG giảm nhẹ so với đầu năm về 5.909 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 2.400 tỷ đồng, chiếm 40,6% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 763,4 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng tài sản; tồn kho đạt 747,5 tỷ đồng, chiếm 12,6% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 641,3 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng tài sản..

 Tiếp tục đặt trọng tâm vào bất động sản

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, Đạt Phương đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 3.826 tỷ đồng, tăng 50,3% và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 523,86 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm trước.

Đạt Phương định hướng trở thành tập đoàn sở hữu hệ sinh thái đa dạng, tập trung, tiếp tục duy trì 3 chân kiềng cốt lõi gồm xây dựng, năng lượng, bất động sản và bổ sung thêm mảng dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng. Trong đó, công ty mẹ giữ vai trò xây dựng chiến lược, hoạch định các nguồn lực.

Bất động sản tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn của Đạt Phương, mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.095 tỷ đồng trong năm 2022. Đạt Phương sẽ chính thức ra mắt dự án Casamia Balanca Hoi An (Cẩm Thanh), triển khai vận hành, khai thác kinh doanh các clubhouse tại 2 khu đô thị Casamia và Casamia Hoi An. Ngoài ra, Đạt Phương cũng đẩy nhanh các giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho những sản phẩm mới tại các tỉnh thành khác.

Lĩnh vực dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng đầu tư phát triển thương hiệu khách sạn Đạt Phương với phân khúc 4-5 sao, mục tiêu 500 phòng. Dự kiến trong quý 3/2022 sẽ khởi công khách sạn đầu tiên tại khu đô thị Casamia.

Xây lắp hạ tầng là lĩnh vực được dự báo sẽ đối mặt với cạnh tranh quyết liệt, khó khăn, nên Đạt Phương bên cạnh việc giữ vững vị trí hàng đầu trong các dự án hạ tầng giao thông sẽ mở rộng sang mảng xây dựng dân dụng.

Trong khi đó, lĩnh vực điện năng tiếp tục duy trì ổn định, mục tiêu doanh thu 510,8 tỷ đồng, đồng thời Đạt Phương cho biết sẽ tìm kiếm các dự án thủy điện có hiệu quả để đầu tư.

Ông Lương Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT cho biết Đạt Phương hiện phát triển dựa trên 4 trụ cột nhưng xây lắp gặp không ít thách thức, biên lợi nhuận mỏng trong khi mảng năng lượng có tính bền vững lại khó có thể tăng trưởng mạnh. Do đó, 2 mũi nhọn để Đạt Phương vươn lên sẽ là bất động sản và khách sạn du lịch.

Lãnh đạo Đạt Phương cũng cho biết dự án Khu đô thị Cồn Tiến dự kiến sẽ mở bán từ tháng 6. Dù hiện nay doanh nghiệp bất động sản nói chung đang gặp nhiều khó khăn hơn trước chủ trương hạn chế cho vay BĐS. Tuy nhiên với dự án Cồn Tiến vẫn được các ngân hàng hỗ trợ, cả cho chủ đầu

tư và khách hàng.

Gia Nguyên/Công luận

 
 

 
Nguồn
Link bài gốc