Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ninh năm 2022 mới diễn ra, Công ty Cổ phần Hoá dầu Stavian Quảng Yên, UBND tỉnh Quảng Ninh và Công ty Cổ phần Khu Công Nghiệp Bắc Tiền Phong vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án nhà máy Hoá dầu Stavian Quảng Yên,.

Dự án nhà máy hóa dầu Stavian Quảng Yên có tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD, với quy mô sản xuất 600.000 tấn Polypropylene/năm. Dự kiến nhà máy này được xây được xây dựng trên diện tích 30ha, tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (tỉnh Quảng Ninh).

leftcenterrightdel
Khu Công nghiệp Bắc Tiền Phong, xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). 

Thuộc hệ sinh thái của đại gia Đinh Đức Thắng

Công ty Cổ phần Hoá dầu Stavian Quảng Yên (Stavian Quảng Yên) thành lập ngày 30/9/2021 tại Lô CN25, Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, Xã Tiền Phong, Thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh. Người đại diện pháp luật công ty là ông Nguyễn Đức Hà. Stavian Quảng Yên có vốn điều lệ 100 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ đông của Stavian Quảng Yên bao gồm: Công ty cổ phần Stavian Hoá Chất (sở hữu 49% vốn điều lệ Stavian Quảng Yên), Công ty cổ phần Cảng Hàng lỏng Yên Hưng (sở hữu 39% vốn) và ông Nguyễn Hồng Hiệp (sở hữu 10% vốn).

Cổ đông lớn nhất tại Stavian Quảng Yên là Công ty cổ phần Stavian Hoá Chất (Stavian Chemical). Với nhiều người, Stavian Chemical là cái tên khá lạ. Tuy nhiên, trên thực tế, trước đây, dư luận đã khá quen với công ty nhưng dưới tên khác: Nhựa Opec.

Công ty Cổ phần Nhựa Opec, tiền thân là Nhà máy Nhựa Á Châu, được thành lập từ tháng 9/2009, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất túi xốp, bao bì nhựa, hạt nhựa...

Nhựa Opec có vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng. 3 cổ đông sáng lập bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Đinh Đức Thắng (góp 30,25 tỷ đồng, tương ứng 55% vốn); ông Nguyễn Đức Hà (5,5 tỷ đồng tương ứng 10% vốn) và ông Nguyễn Minh Tú (19,25 tỷ đồng, tương ứng 35% vốn).

Tuy nhiên, sau đó, tỷ lệ sở hữu của cổ đông sáng lập đã thay đổi, ông Đinh Đức Thắng giảm tỷ lệ xuống 50%, sở hữu của ông Nguyễn Đức Hà và ông Nguyễn Minh Tú còn 5% và 30%.

Doanh thu khổng lồ, lợi nhuận tí hon

Điểm đáng chú ý nhất của Nhựa Opec là doanh thu khổng lồ nhưng lợi nhuận lại vô cùng nhỏ bé.

Trong giai đoạn 5 năm gần đây (2016-2020), doanh thu của Nhựa Opec có xu hướng tăng mạnh, đạt 6.709 tỷ đồng (năm 2016), 10.588 tỷ đồng (năm 2017), 14.490 tỷ đồng (năm 2018), 16.162 tỷ đồng (năm 2019) và 17.909 tỷ đồng (năm 2020).

Doanh thu của Nhựa Opec vượt xa với hai “đại gia” ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán là Nhựa Bình Minh (BMP) và Nhựa Thiếu niên Tiền phong (NTP). Năm 2020, hai đơn vị này lần lượt đạt doanh thu 4.700 tỷ đồng và 4.646 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 26,2% doanh thu của Nhựa Opec.

Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế của BMP và NTP lại vượt xa Nhựa Opec. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 của 3 đơn vị này lần lượt đạt 523 tỷ đồng, 447 tỷ đồng và… 39,7 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu của 3 đơn vị lần lượt là 11,1%, 9,6% và… 0,22%.

Các năm trước đó, Nhựa Opec đã quen thuộc với cảnh doanh thu khổng lồ, lợi nhuận tí hon. Lợi nhuận sau thuế các năm từ 2016 đến 2019 chỉ là 84,6 tỷ đồng, 23,7 tỷ đồng, 104 tỷ đồng và 36,6 tỷ đồng.

Lùm xùm vụ mua hạt nhựa của BSR, Nhựa Opec thay tên đổi họ

Không chỉ có vấn đề về tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu quá thấp, Nhựa Opec còn dính lùm xùm với Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR). 

Trong năm 2018, BSR tổ chức bán đấu giá toàn bộ sản lượng theo kế hoạch (12.500 tấn/tháng) được BSR bán theo hợp đồng dài hạn cho 5 khách hàng, trong đó có Nhựa Opec. Riêng lượng hàng vượt kế hoạch BSR ký một phụ lục hợp đồng bán 100% cho Opec.

Từ tháng 1 đến hết tháng 4/2018, BSR giao 6.416 tấn sản phẩm PP vượt kế hoạch sản xuất cho OPEC bằng loại hình Hợp đồng dài hạn và không qua hình thức đấu thầu với mức phụ phí chỉ là 15 USD/tấn. Nửa đầu tháng 5/2018, BSR lại giao 1500 tấn PP vượt kế hoạch cho OPEC với mức phụ phí là 15 USD/tấn.

Sau đó, nhiều đợt bán hàng tương tự tiếp tục diễn ra. 

Với sản lượng hàng PP sản xuất vượt kế hoạch (khoản 2000 tấn/tháng), trong báo cáo 5025/BSR-KD ngày 12/7/2017 gửi Tập đoàn Dấu khí Quốc gia Việt Nam nói rõ BSR sẽ tổ chức bán chuyến (spot) nhưng thực tế các tháng đầu năm 2018 bán cho Opec với giá Term theo hợp đồng dài hạn mà không tổ chức đấu giá hoặc bán với giá đấu giá thấp dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế cho BSR.

Sau vụ lùm xùm đó, đến ngày 1/7/2021, Nhựa Opec chính thức thay tên đổi họ. Cái tên Công ty cổ phần Nhựa Opec chính thức bị “xoá sổ”. Thay vào đó là Công ty cổ phần Stavian Hoá chất. 

Hà Anh 

Nguồn
Link bài gốc