Hàng hóa, dịch vụ Nhật Bản từ lâu đã được phần lớn người tiêu dùng đánh giá cao bởi chất lượng, chữ tín, thái độ phục vụ. Tại Việt Nam, rất nhiều người có cùng tư tưởng yêu thích các thương hiệu tới từ Nhật Bản. Theo một khảo sát về nhận thức của người tiêu dùng đối với xuất xứ của hàng hóa được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Statista hồi đầu năm 2017 từ hơn 43.000 người trên 52 quốc gia, thì tại 17 quốc gia trong đó có Việt Nam, hàng hóa Nhật Bản được đánh giá có chất lượng tốt hàng đầu.

Nắm bắt được tâm lý đó, mà nhiều thương hiệu đến từ đất nước xứ mặt trời mọc ngày càng đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam và cũng nhiều cửa hàng, siêu thị… ở Việt Nam bán hàng hóa Nhật Bản. Theo khảo sát của PV, tại cửa hàng Japan Mart – Hàng Nhật nội địa, bày bán toàn bộ hàng hóa của Nhật Bản như: Mỹ phẩm, chăm sóc da mặt, chăm sóc body, thực phẩm chức năng cho người lớn, cho bé, đồ dùng cho bé như núm ti, cốc nước, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, sữa bột, đồ ăn dặm, bánh mì, bánh kẹo, dụng cụ nhà vệ sinh, đồ dùng nhà bếp, quần áo, dép…

Cửa hàng này giới thiệu trang Facebook chính thức là Hàng Nhật Nội Địa Japan Mart và trang website chính thức là https://hangnhatnoidiatot.com/ với 03 cở sở:  Cơ sở 1 là số 1, BT4, khu đô thị Xala Hà Đông, Hà Nội; cơ sở 2 là số 96, đường Nguyễn Khuyến, khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội; cơ sở 3 là số 35, liền kề 6A, KĐT Mỗ Lao Hà Đông, TP. Hà Nội, trong đó trụ sở doanh nghiệp theo đăng ký với Bộ Công Thương là số 1 BT4 khu đô thị Xa La, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Số ĐKKD 01O8008670 do UBND quận Hà Đông cấp ngày 28/12/2016, người đại diện: Nguyễn Thị Tin.

leftcenterrightdel
 Trang website được giới thiệu chính thức là https://hangnhatnoidiatot.com/.
leftcenterrightdel
Trang Facebook được giới thiệu chính thức là Hàng Nhật Nội Địa Japan Mart. 

Trưa ngày 01/07/2022, PV đã “mục sở thị” tại cửa hàng Japan Mart – Hàng Nhật nội địa cở sở số 1, BT4, khu đô thị Xala Hà Đông, TP. Hà Nội, tại đây bày bán rất nhiều đồ dùng có chữ Nhật Bản.

Có một số hàng hóa có tem nhãn phụ, thể hiện được một vài thông tin như: Tên sản phẩm, thành phần, cách sử dụng,….

leftcenterrightdel
Sản phẩm nước dưỡng da dành cho da mụn, có tem nhãn phụ Tiếng Việt với các thông tin tên, công dụng, cách dùng, thành phần, thể tích, cách bảo quản, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đơn vị nhập khẩu và phân phối...là công ty TNHH Phân phối Phát Việt, số 441, đường Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội, cả thông tin về công ty sản xuất của Nhật.. 
leftcenterrightdel
Thế nhưng sản phẩm Siro Kids vị dâu cũng được dán tem nhãn Tiếng Việt nhưng chỉ có thông tin về tên, công dụng, thành phần, cách sử dụng. Không hề có thông tin về lô hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên công ty nhập khẩu, phân phối. 

Bên cạnh đó, là rất nhiều sản phẩm 100% chữ Nhật Bản, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định thể hiện thông tin hàng hóa như ngày sản xuất, hạn sử dụng, công ty nhập khẩu, công ty phân phối, thành phần, cách bảo quản, cách sử dụng…

Khu vực quầy đồ gia dụng, quần áo, nhiều sản phẩm không tem nhãn phụ Tiếng Việt.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Sản phẩm bình nước, toàn chữ Nhật Bản, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt thể hiện các thông tin sản phẩm theo yêu cầu.
leftcenterrightdel
Sản phẩm khác ở khu vực đồ gia dụng, cũng không hề có tem nhãn phụ Tiếng Việt, toàn bộ là tiếng Nhật.
 
 
leftcenterrightdel
 Sản phẩm này cũng vậy, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, khách hàng thậm chí không biết gọi tên sản phẩm này là gì cho đúng.
leftcenterrightdel
Sản phẩm chổi cọ bồn cầu, chỉ có tiếng Nhật Bản, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt. 
leftcenterrightdel
Kéo tỉa lông mũi - Tên sản phẩm chỉ biết sau khi thanh toán hóa đơn ghi tên sản phẩm bằng Tiếng Việt, còn trên bao bì sản phẩm thì hoàn toàn không có tem nhãn phụ Tiếng Việt. 

Quầy thực phẩm, bánh kẹo cho trẻ em, người lớn tại cửa hàng cũng không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, xem một lượt chỉ toàn chữ Nhật Bản.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Khu vực bày bán thực phẩm chức năng cũng có hàng hóa không tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định.

leftcenterrightdel
 Siro ho Prospan không có tem nhãn phụ Tiếng Việt.

Khu vực bày bán đồ dành cho bé cũng tình trạng tương tự.

leftcenterrightdel
 Bàn chải đánh răng của bé.
leftcenterrightdel
 Cốc tập uống nước của bé.
leftcenterrightdel
 Núm ti bình sữa cho bé.
leftcenterrightdel
 Núm ti giảm cho bé.
leftcenterrightdel
 Nhìn sản phẩm này, khách hàng không rõ sản phẩm này là gì?.
leftcenterrightdel
 Sữa bột cho bé.

Khu vực bán đồ mỹ phẩm, chăm sóc da, chăm sóc cơ thể, bày bán rất nhiều hàng hóa không tem nhãn phụ Tiếng Việt.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Tiếp đó, trưa ngày 03/07/2022, PV tiếp tục “mục sở thị” tại cửa hàng Japan Mart – Hàng Nhật nội địa cở sở số 96, đường Nguyễn Khuyến, khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, và cũng ghi nhận tình trạng tương tự như vậy. Có một số hàng hóa của Nhật Bản đã được dán có tem nhãn phụ với một số thông tin.

leftcenterrightdel
Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị chứng xơ vừa động mạch... Mặc dù có tem nhãn phụ nhưng thông tin sơ sài, chỉ có thành phần, cách dùng, công dụng, không có thông tin lô hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng..... 

Tuy nhiên, rất nhiều hàng hóa 100% là chữ Nhật Bản, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt khiến cho khách hàng/người tiêu dùng không biết tìm hiểu thông tin như thế nào, ngoài việc hỏi nhân viên tại cơ sở.

Tại khu vực mỹ phẩm, chăm sóc da...một loạt sản phẩm như bảng mắt, kem chống nắng...không có tem nhãn phụ Tiếng Việt.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Tại khu vực đồ ăn cho bé cũng ghi nhận tình trạng không có tem nhãn phụ hàng hóa.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Tại khu vực đồ gia dụng, quần áo...thực trạng cũng tương tự.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Tại cửa hàng này, PV có mua một sản phẩm giá 230.000 đồng, nhưng không thể đọc được tên sản phẩm là gì. Khi thanh toán, trên hóa đơn thể hiện tên là “Tẩy trang Ý dĩ”. Khi hỏi về sản phẩm không tem nhãn Tiếng Việt để biết cách sử dụng ra sao, nhân viên tư vấn luôn cho khách: “Đây là tẩy trang dạng dầu, chị massage 1-2 phút trực tiếp trên mặt rồi rửa sạch với nước là được”.

leftcenterrightdel
 

Các quy định của pháp luật:

Khoản 2, Điều 12 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 quy định về nghĩa vụ của người nhập khẩu là chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập khẩu.

Khoản 3, Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài khi lưu hành tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải có tem nhãn phụ hay tem nhãn bằng tiếng Việt.

Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh mua bán hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài tại thị trường Việt Nam không có tem phụ bằng tiếng Việt mà giá trị sản phẩm từ 3 triệu đồng trở lên thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ – CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo đó, cá nhân tổ chức có hành vi không dán nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam lên sản phẩm có tem mác bằng tiếng nước ngoài mà giá trị của sản phẩm đó từ 3 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 500.000đ đến 1 trệu đồng, đối với sản phẩm có giá trị trên 3 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tùy vào giá trị thực tế của sản phẩm mà bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Đối với sản phẩm có giá trị trên 100 triệu đồng thì mức phạt tiền sẽ từ 25 triệu đến 30 triệu đồng.

Có thể thấy, các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài không có nhãn phụ sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc tìm hiểu thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ sản phẩm, thời gian sản xuất và hạn sử dụng cũng như các thành phần của sản phẩm, đồng thời làm gia tăng tình trạng hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng...

Đề nghị các cơ quan ban, ngành kiểm tra tình trạng hàng hóa không dám tem nhãn Tiếng Việt tại Japan Mart để đảm bảo minh bạch nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Nguồn Theo Thương hiệu & Công luận
Link bài gốc

https://thuonghieucongluan.com.vn/ha-noi-cua-hang-japan-mart-bay-ban-nhieu-san-pham-khong-tem-nhan-phu-tieng-viet-theo-quy-dinh-a174846.html