Thống kê từ BCTC hợp nhất quý 2/2021 của 29 ngân hàng, trong nửa đầu năm 2021, tổng nợ xấu ngân hàng tăng gần 5% so với cuối năm trước. Trong đó có 17/29 ngân hàng có số dư nợ xấu tăng.

Điển hình, tính đến 30/6/2021, ngân hàng Nam A Bankh có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất hệ thống, tăng 83% so với cuối năm trước, lên hơn 1.362 tỷ đồng. Lý do nợ xấu tại Nam A Bank tăng mạnh là nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng vọt 125% lên gần 1.053 tỷ đồng.

Tương tự như Nam A Bank, Vietcombank có tốc độ tăng nợ xấu tới 31% lên 6.865 tỷ đồng xuất. Nguyên nhân yếu từ nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng vọt 239% lên hơn 757 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn một số ngân hàng có tốc độ tăng nợ xấu trên 20% như ACB tăng 26,6% lên 2.330 tỷ đồng, Vietinbank tăng 52% lên 14.477 tỷ đồng.

Đáng chú ý, nợ xấu nhóm 4, 5 của một ngân hàng tăng mạnh so với cuối năm 2020 như: nợ nhóm 5 tại Vietcombank tăng tới 20%, chiếm 75% tổng nợ xấu; MB tăng 145%, chiếm 50% tổng nợ xấu. Một số ngân hàng quy mô tài sản nhỏ hơn nhưng nợ nhóm 4,5 tăng khá cao như: SHB nợ nhóm 5 tăng 29%; HDBank nợ nhóm 5 tăng 31%; ABBank nợ nhóm 5 tăng 40%, PGBank và Vietbank nợ nhóm 4 tăng 100%.

Phần lớn, các ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng và đặc biệt tăng mạnh ở khoản nợ có khả năng mất vốn, đã phản ánh phần nào sức khỏe của nền kinh tế. Dịch bệnh kéo dài, doanh nghiệp bị gián đoạn sản xuất, đứt gãy dòng tiền, thậm chí là phá sản, dẫn dến mất khả năng trả nợ ngân hàng.
leftcenterrightdel
 


Ở chiều ngược lại, có 12/29 ngân hàng ghi nhận nợ xấu giảm như MB, SCB, Eximbank, Kien Long Bank...

Trong đó, Kien Long Bank là ngân hàng có số dư nợ xấu giảm mạnh nhất 73% về mức 510 tỷ đồng.

Xét về giá trị tuyệt đối, Nam A Bank có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất ngành, nhưng ngân hàng đang có nợ xấu lớn nhất lại là Agribank với hơn 24.400 tỷ đồng, tiếp theo là BIDV với 21.141 tỷ đồng.
leftcenterrightdel
 



Tuy vậy, những con số trên thực sự vẫn chưa thể hiện đầy đủ thực trạng nợ xấu của toàn ngành do các ngân hàng đang được phép cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Cần phải nhấn mạnh những con số trên mới chỉ là nợ xấu nội bảng. Vùng nhận diện nợ xấu thực tế sẽ mở rộng hơn nhiều khi nhìn vào các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo cơ chế hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

 

Nguồn Sở hữu Trí tuệ
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/ngan-hang-nao-co-toc-do-tang-no-xau-cao-nhat-nganh-d71655.html