Bài viết trên Chuyên trang An ninh tiền tệ:

leftcenterrightdel
 

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 vừa được Sacombank công bố, thu nhập lãi thuần của Sacombank tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận gần 3,036 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sacombank ghi nhận một số hoạt động kinh doanh sụt giảm như lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (-21%), lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư (-79%).

Do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng qúy này tăng cao hơn 102%, chiếm 1.287 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận trước thuế của Sacombank chỉ còn 897,2 tỷ, sụt giảm 12%. 

Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần đạt 8.512 tỷ, tăng 15% nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm nhẹ 6% còn 2.325 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong 9 tháng chiếm 2.852 tỷ đồng, tăng 69% so với 9 tháng đầu năm ngoái. 

Tính đến ngày 30/06/2020, tổng tài sản của Ngân hàng tăng 7% so với đầu năm, đạt gần 485,213 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu giảm 3%, các khoản lãi, phí phải thu giảm 6%, trong khi tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay TCTD khác tăng 39%. Đáng chú ý, cho vay khách hàng tăng 8% so với đầu năm, đạt gần 320,215 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay các tổ chức, cá nhân trong nước.

Về chất lượng nợ vay, tại ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của Sacombank tăng 19% so với đầu năm, lên mức hơn 6,837 tỷ đồng. Trong đó các nhóm nợ tăng mạnh, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 2 lần, nợ nghi ngờ tăng 72%. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên mức 2.14% so với mức 1.94% hồi đầu năm.

Có thể thấy khi nợ xấu vẫn có xu hướng tăng, buộc ngân hàng phải tăng dự phòng rủi ro. Sacombank có thể quyết định thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ngân hàng vẫn còn nhiều khoản nợ chưa thể xử lý do vướng mắc thủ tục, trong đó có khoản nợ xấu khi nhận sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank). Điều này đòi hỏi Sacombank phải tăng trích lập dự phòng rủi ro.

 


Nguồn
Link bài gốc