Theo đó, Techcombank là ngân hàng nắm giữ lượng TPDN nhiều nhất với 76.583 tỷ đồng, tăng 22% so với cuối năm 2021. Mức tăng mạnh của TPDN đã đẩy tỷ trọng TPDN trên tổng tín dụng của Techcombank tăng từ mức 15,3% cuối năm 2021 lên 17,4% cuối quý 1/2022 và đây là tỷ trọng cao nhất trong khối ngân hàng niêm yết.

Không chỉ năm 2022, Techcombank là cái tên nổi bật nhất trong các mảng mua trái phiếu và mảng dàn xếp, tư vấn phát hành trái phiếu cho các DN trong nhiều năm qua. Báo cáo tài chính của Techcombank cho thấy, chỉ sau 4 năm, dòng tiền đổ vào trái phiếu tăng gần gấp đôi.

Cụ thể, trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2018 đến quý 1/2022, 2019 là năm duy nhất chỉ tiêu chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành giảm nhẹ từ 38.315 tỷ đồng xuống 30.396 tỷ đồng. Sau đó, tăng mạnh lên 46.529 tỷ đồng (năm 2020) và 62.609 tỷ đồng (năm 2021).Tới quý 1/2022, bất chấp hoạt động trái phiếu bị “siết” do trước đó đã bộc lộ quá nhiều rủi ro, Techcombank vẫn mạnh tay đầu tư cho trái phiếu. Tại thời điểm cuối quý 1/2022, chỉ tiêu chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành vọt lên 76.583 tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng tài sản Techcombank.

Trong 10 năm gần đây, Techcombank liên tục mua vào trái phiếu và các công ty con của một tập đoàn.

Còn trong quý 1/2022, Techcombank tiếp tục duy trì xu hướng này. Tại thời điểm cuối quý 1, giá trị trái phiếu Tập đoàn mà Techcombank nắm giữ là gần 407 tỷ đồng. Trong đó, có tới 1.503 tỷ đồng phát sinh tăng và 1.481 tỷ đồng phát sinh giảm trong kỳ.

Không chỉ có vậy, Techcombank còn nắm giữ trái phiếu trị giá 131 tỷ đồng tại Công ty TNHH Khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo, trong đó phát sinh tăng trong kỳ là 1.522 tỷ đồng; nắm giữ trái phiếu trị giá 141 tỷ đồng tại Công ty cổ phần High-Tech Materials.

Theo số liệu của NHNN đến cuối năm 2021, có 41 ngân hàng nắm giữ 274.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, hơn 75% TPDN do 10 ngân hàng lớn nắm giữ, gồm Techcombank, MB, VPBank, TPBank, BIDV, Vietcombank, VietinBank, HDBank, ABBank, SeABank. Trong đó, tại nhiều ngân hàng, tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ trị giá đã vượt 10% tổng tài sản. 

Theo thông tin của Tiền Phong, lượng TPDN các ngân hàng hay công ty chứng khoán đầu tư hầu hết là trái phiếu “4 không” hoặc được bảo đảm bằng chính cổ phiếu doanh nghiệp. Khi giá cổ phiếu lao dốc, các trái chủ yêu cầu DN tiếp tục gán thêm hoặc bán giải chấp cổ phiếu để thu hồi nợ.

 

 

Nguồn
Link bài gốc