Chi tiết sự việc được chia sẻ như sau:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

"Theo đó, anh H. cần vay BIDV 400 triệu để mua nhà. Tài sản đảm bảo chính là căn hộ định mua, giá thị trường khoảng 1,5 tỏi.

Nếu không ở mức IQ ngưỡng đần-độn, thì ai cũng hiểu rằng đây là kèo cực thơm của BIDV, nếu anh H. mất khả năng thanh toán.

Thế nhưng đánh hơi thấy sự cần kíp của trong ánh mắt tội tình của anh H., ngân hàng BIVD đã liên thủ với bảo hiểm nhân thọ Metlife (thành viên BIDV) để giăng thiên la địa võng ép người đàn ông vào tròng.

Cụ thể, để được giải ngân khoản vay 400 triệu, anh H buộc phải mua gói bảo hiểm nhân thọ (lưu ý là BH nhân thọ) tổng trị giá 300 củ với phí năm đầu 15 củ. Nếu không mua, anh H. vĩnh viễn đừng mơ chạm đến khoản vay kia, đồng nghĩa tổ ấm mơ ước lại xa thêm một chút.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Dù đây hoàn toàn là hành vi trái quy định của BIDV, nhưng vì không có lựa chọn, anh H. vẫn ngậm ngùi chấp thuận. Không chỉ vậy, BIDV và Metlife còn bắt anh H ký khống vào các hđ bảo hiểm và trừ luôn tiền tươi 15 củ trong tài khoản của anh.

leftcenterrightdel
 

Với người dân lao động, gom góp bao năm ròng mới mua được căn hộ nho nhỏ mong an cư, mà lại bị BIDV- ngân hàng lớp top đầu cả nước, ngân hàng vừa đạt liền lúc 4 giải thưởng danh giá, quyết ngồi trên luật để bóp nặn đến từng xu từng hào, thì hỏi đá có buồn không?

Khổ thân anh H., và khổ thân những khách hàng đang phải ngậm đắng nuốt cay làm con bò sữa nuôi các NH và Cty bảo hiểm.

Phải chăng, sự giàu mạnh, sang choảnh của BIDV nói riêng và các NH nói chung, được lót gạch bằng những vầng trán đẫm mồ hôi, nước mắt, của người dân lao động?"

---

Bá Linh"

Thực tế, tình trạng khách hàng vay vốn bị ép mua bảo hiểm nhân thọ ngày càng nhiều. Mặc cho vấn đề này đã được rất nhiều khách hàng phàn nàn cũng như các ngân hàng cũng đã có nhiều biện pháp, quy định chấn chỉnh nhưng tình trạng giải ngân khoản vay đồng nghĩa giải ngân bảo hiểm vẫn tiếp tục diễn ra.

Mặc dù không có điều khoản nào trong hợp đồng giữa ngân hàng và khách vay liên quan đến việc bắt buộc mua bảo hiểm song thực tế ở nhiều ngân hàng, việc tự nguyện mua bảo hiểm chỉ mang tính hình thức. Đơn giản, nếu không mua gói bảo hiểm khả năng được giải ngân sẽ khó khăn hơn nhiều. Để được vay, khách hàng đành phải ngậm ngùi tham gia gói bảo hiểm một cách không vui vẻ.

 

Theo đó, tại Khoản 4, Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm đã nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Đồng thời, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm. Khoản 3, Điều 38, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

Theo Luật sư An Bình – chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hiện không có quy định nào bắt buộc người vay phải mua bảo hiểm. Tuy nhiên lợi nhuận từ việc bán bảo hiểm là nguồn thu nhập rất lớn của ngân hàng. Hơn nữa, việc bán bảo hiểm cũng tạo thêm nguồn thu nhập cho nhân viên ngân hàng. Bởi vậy khi khách vay hoặc gửi tiết kiệm mặc nhiên nhân viên ngân hàng sẽ chào mời khách mua bảo hiểm. Doanh số bán bảo hiểm cũng là 1 phần chỉ tiêu áp cho nhân viên ngân hàng.


Nguồn
Link bài gốc