Nhiều mỹ phẩm không tem nhãn phụ Tiếng Việt

Mint Cosmetics có trang facebook https://www.facebook.com/mint07.myphamxachtay với hơn 921000 người theo dõi và trang web https://mint07.com . Tại đây, Mint Cosmetics quảng cáo mình có tới 13 cơ sở tại Hà Nội, bày bán rất nhiều sản phẩm của 123 thương hiệu mỹ phẩm đình đàm trên thế giới như Avène, Alpha Skincare, Balance, Banana Boat, Calliderm, Clio, DHC, Dr.Ci Labo, Eglips, Eucerin, Fancl, Foreo, Gucci, Givenchy, Hada Labo, Hera, Innisfree, Jowae, Kanebo, Keana, Kracie, La Roche-Posay, MAC, Nars, Obagi, Vichy….với các thể loại đang dạng như son, son dưỡng, phấn phủ, phấn má, chì kẻ mày, bút kẻ mắt, kem dưỡng da, kem trị mụn, serum, mặt nạ, kem chống nắng, nước tẩy trang, sửa rửa mặt, bông tẩy trang…

Ghi nhận tại một số cửa hàng của Mint Cosmetics, phóng viên nhận thấy tại đây bàn bán rất nhiều các loại mỹ phẩm.  Trong đó, có một số sản phẩm của tem nhãn phụ Tiếng Việt rõ ràng, từ đó giúp người tiêu dùng thấy được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cách sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng… để người tiêu dùng tham khảo thông tin, cảm thấy yên tâm khi mua hàng tại đây.

Tại cửa hàng Mint Cosmetics 106D6, ngõ 215 Tô Hiệu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, phóng viên đã “mục sở thị” nơi đây và nhận thấy có một số sản phẩm có tem nhãn phụ Tiếng Việt.

Ví dụ như sản phẩm kem trị mụn của Eucerin, trên tem nhãn phụ Tiếng Việt ghi rõ ràng như về công dụng của sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, lưu ý, thành phần, sản xuất tại Ba Lan, thể tích thực 40ml, chịu trách nhiệm bởi đơn vị Công ty TNHH Beiersdorf Việt Nam, phân phối bởi Công ty TNHH DKSH Việt Nam, hạn sử dụng 30/6/2024.

leftcenterrightdel
 Sản phẩm Eucerin có đầy đủ tem nhãn phụ Tiếng Việt với các thông tin về sản phẩm như: Công dụng, thành phẩn, bảo quản, nơi sản xuất, công ty nhập khẩu, đơn vị phân phối....

Thế nhưng, vòng qua một vòng cửa hàng này, phóng viên nhận thấy có rất nhiều sản phẩm chỉ toàn tiếng nước ngoài, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, khiến người tiêu dùng không biết sản phẩm này có công dụng ra sao, đối tượng sử dụng là ai, sản xuất tại đâu, nhập khẩu bởi công ty nào, thành phần sản phẩm ra sao… Điều này khiến khách hàng rất “mất công” trong việc tìm hiểu sản phẩm, xem sản phẩm nào cũng phải “hỏi” nhân viên.

leftcenterrightdel
Sản phẩm phấn nước không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, chỉ toàn tiếng nước ngoài. 
leftcenterrightdel
Sản phẩm chuốt mi cũng 100% tiếng nước ngoài, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định. 
leftcenterrightdel
Nếu chỉ nhìn sản phẩm, không thể biết đây là sản phẩm gì, dùng ra sao... vì thiếu toàn bộ thông tin tiếng việt, điều này gây nhiều khó khăn cho người mua hàng. 
leftcenterrightdel
Hàng loạt sản phẩm son các thương hiệu các nhau cũng không có tem nhãn phụ Tiếng Việt. 
leftcenterrightdel
 Một loạt các sản phẩm mặt nạ cũng toàn tiếng nước ngoài, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt.
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
Tiếp đó, “mục sở thị” tại cửa hàng Mint Cosmetics số 61 Vạn Bảo, Quận Ba Đình, Hà Nội, phóng viên cũng nhận thấy tình trạng tương tự. Có một số sản phẩm có tem nhãn phụ Tiếng Việt, nhưng cũng có rất nhiều sản phẩm không có tem nhãn theo quy định của pháp luật.
leftcenterrightdel
 Hàng loạt sản phẩm không tem nhãn phụ Tiếng Việt tại cơ sở Vạn Bảo, nếu để nhìn thì không thể biết là sản phẩm gì.
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
Tại cửa hàng 161 Chùa Láng, cũng ghi nhận tình trạng tương tự.
leftcenterrightdel
 Hàng hóa không có tem nhãn phụ Tiếng Việt bày bán tràn lan tại cửa hàng Mint cơ sở Chùa Láng.
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
Ghi nhận tại cửa hàng, số 104 Ngõ 72 Nguyễn Chí Thanh, có nhiều sản phẩm không có tem nhãn phụ Tiếng Việt.
leftcenterrightdel
Cơ sở ở ngõ 72 Nguyễn Chí Thanh la liệt sản phẩm không tem nhãn phụ Tiếng Việt. 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Nhân viên nói: “Hàng xách tay”

Tham khảo một số sản phẩm không có tem nhãn phụ, phóng viên thực sự không biết gọi tên sản phẩm này là gì. Điển hình như sản phẩm này (ảnh dưới), toàn chữ Nhật Bản, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định, phóng viên được nhân viên tư vấn về sản phẩm này là Vitamin C làm sáng da, là dạng tươi dễ gây kích ứng. Nếu da chị đang mụn chị tham khảo thêm dạng vitamin C dẫn xuất MAP, SAP, không phải vitamin C tươi dễ gây kích ứng hơn. Vitamin C độ làm sáng thì rất nhanh, da ai không khoẻ thì dễ kích ứng ạ”.

leftcenterrightdel
 Sản phẩm không tem nhãn phụ Tiếng Việt nhân viên tư vấn cho phóng viên là hàng xách tay.

Khi phóng viên hỏi về tem nhãn phụ Tiếng Việt của sản phẩm này, thì nhân viên cho biết: “Cái này chị dùng như một serum bình thường thôi, cho tầm khoảng 1 hạt đậu lên tay rồi xoa như serum bình thường. Cái này nhà em là hàng xách tay thì không có tem nhãn Tiếng Việt, còn có tem Tiếng Việt là hàng nhập khẩu chị ạ”.

Như vậy, với câu trả lời của nhân viên, những hàng hoá không có tem nhãn phụ Tiếng Việt tại đây theo quy định là hàng hoá xách tay. Có nghĩa là, tại chuỗi cửa hàng của Mint Cosmetics rất nhiều hàng hoá xách tay.

Khi hỏi nhân viên tại số 104 ngõ 72 Nguyễn Chí Thanh về hàng hóa không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, nhân viên tại đây cũng cho biết sản phẩm không có tem Tiếng Việt là hàng xách tay.

leftcenterrightdel
 Hàng hóa tại cửa hàng ngõ 72 Nguyễn Chí Thanh không có tem nhãn phụ Tiếng Việt được nhân viên tư vấn là hàng xách tay.
Trong khi đó, theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì từ ngày 15/10/202, cá nhân kinh doanh hàng xách tay, hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000 - 50 triệu đồng, tuỳ thuộc giá. mức phạt cao nhất lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Còn theo Luật sư Nguyễn Tấn Khoa - Trưởng phòng Xử lý vi phạm của Chi nhánh Công ty Luật TNHH Phạm và Liên danh: “Dưới góc độ pháp lý, không có khái niệm "hàng xách tay". Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những hàng hóa được sản xuất, phân phối ở nước ngoài và được những người đi du lịch, công tác vận chuyển trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam dưới hình thức xách tay. Thông thường, các loại hàng xách tay này không được các cơ quan chức năng Việt Nam kiểm tra nên chất lượng hàng hoá không được giám sát nên không thông qua thủ tục hải quan, không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…Hay nói cách khác, kinh doanh hàng xách tay chính là kinh doanh hàng hóa trốn thuế, nhập lậu”.

Luật sư Nguyễn Tấn Khoa cũng nói thêm: “Mặc dù các loại hàng hoá xách tay có hóa đơn từ nước ngoài nhưng không đủ các điều kiện về nhập khẩu: tem mác, giấy tờ nhập khẩu và không nộp các nghĩa vụ về thuế, phí thì vẫn bị xem là hàng hoá nhập lậu theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và đương nhiên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng nhập lậu.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Thế nhưng nhiều sản phẩm bày bán tại Mint Cosmetics chỉ thấy có chữ nước ngoài, không thấy có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo như quy định. Việc này khiến người tiêu dùng không có thông tin khi tìm hiểu về sản phẩm, vừa vi phạm quy định của pháp luật, vừa khiến dư luận đặt ra câu hỏi về nguồn gốc hàng hoá này như thế nào mà lại không có tem nhãn phụ theo quy định?

Trúc Mai - Hồng Nhung