Myzu Cosmetic được giới thiệu là cửa hàng mỹ phẩm uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mỹ phẩm xách tay. Cam kết chỉ bán hàng chính hãng, mang lại những sản phẩm chất lượng, giá thành tốt nhất…

Cửa hàng này có 2 cơ sở tại Số 49A, Ngõ Thái Hà (cạnh số 173 Thái Hà), Phố Thái Hà và tại Số 28A Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng với số lượng khách hàng đông đảo.

leftcenterrightdel
 

Được nhiều khách hàng tin tưởng là vậy tuy nhiên thời gian vừa qua, Tòa soạn Sở hữu Trí tuệ liên tục nhận được phản ánh từ phía bạn đọc về vấn đề nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm tại cửa hàng này. Cụ thể, nhiều sản phẩm được bày bán tại đây như sữa rửa mặt, nước tẩy trang, tẩy da chết, kem dưỡng da, mỹ phẩm trang điểm không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt nên khách hàng không nắm rõ được công dụng, thành phần, cách sử dụng.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Ngay khi nhận được phản ánh, PV của Sở hữu Trí tuệ đã tới cửa hàng để ghi nhận sự việc. Tại cửa hàng, rất nhiều mặt hàng được bày bán đa dạng về chủng loại, mẫu mã và có nguồn gốc từ nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... tuy nhiên khá nhiều trong số đó không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Những sản phẩm không tem nhãn phụ tại Myzu Cosmetic 

Một khách hàng của Myzu Cosmetic là chị Mai Lan (Thái Hà, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi từng một vài lần mua mỹ phẩm tại Myzu Cosmetic tuy nhiên tôi nhận thấy nhiều sản phẩm tại đây không có tem nhãn phụ tiếng Việt, vì tôi không hiểu rõ được thành phần, công dụng cũng như cách sử dụng nên tôi không mua nữa".

Có thể thấy, việc không có nhãn phụ tiếng Việt trên các sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc tìm hiểu xuất xứ, thành phần cũng như hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản. Bên cạnh đó, không có nhãn phụ còn khiến người dùng hoang mang và hoài nghi về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Vậy câu hỏi đặt ra là: Liệu Myzu Cosmetic có thể “đảm bảo” những sản phẩm được họ bày bán là sản phẩm an toàn?

Người sử dụng sẽ ra sao nếu mua phải những mặt hàng rởm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành trên thị trường?

Khi có sự cố xảy ra, tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng?...

Liệu đây có phải hành vi tiếp tay cho tiêu thụ hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và cơ quan quản lý thị trường đang ở đâu khi hàng không rõ xuất xứ, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt vẫn được bầy bán công khai?

Có thể thấy, mỹ phẩm từ lâu đã trở thành “người bạn” thân thiết của nhiều cô gái, đây cũng trở thành “mảnh đất” màu mỡ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều loại mỹ phẩm được chào bán tràn lan mà người tiêu dùng như lạc vào “ma trận” của các nhãn hiệu.

Điều đáng nói, mỹ phẩm nhái bây giờ rất tinh vi, đạt đến độ tinh xảo khiến người mua hàng nếu không phải là người am hiểu về mỹ phẩm, những khách hàng bình thường sẽ rất dễ dàng “sập bẫy”.

Và thực trạng là sản phẩm “đeo” mác nổi tiếng, được bán trong những cửa hiệu nổi tiếng nhưng không có thông tin chỉ dẫn, chẳng có hướng dẫn sử dụng, bảng thành phần…

Tác hại của mỹ phẩm giả?

Không ít chuyên gia và bác sĩ đã cảnh báo về các loại mỹ phẩm giả có chứa kim loại nặng hoặc thủy ngân.

Các nguyên tố này gây biến đổi các tế bào dẫn đến u bướu hay ung thư, gây ra những căn bệnh về nội tiết tố gan, các bệnh về tim mạch, các bệnh về thần kinh và não.

Ngoài ra khi sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng da có thể sưng tấy và lở loét gây đau đớn: Da khô rát và bong tróc vẩy, những mảng da bị lột rất dày gây đau nhức và rát toàn thân.

Nguy hại nhất là gây ung thư da, suy giảm chức năng tế bào máu. Nếu bị bệnh khác kết hợp dị ứng mỹ phẩm giả có thể gây viêm nhiễm nội tạng, hoại tử dẫn đến tử vong.

Trong khi đó, chia sẻ với báo chí về tác hại của dầu gội đầu giả, TS Đặng Chí Hiền (Viện Công nghệ Hóa học, TP.HCM) cho hay, các dầu gội đầu hoạt động dựa trên sử dụng các chất hoạt động bề mặt cùng với các phụ gia, hương liệu để làm sạch tóc và da đầu. Các hãng uy tín sẽ dùng các chất đảm bảo an toàn, tinh khiết, chuyên dùng cho chăm sóc da. Do đó, quá trình sử dụng người dùng sẽ có được sự an toàn và hiệu quả.

Đối với hàng nhái, giả thì do yếu tố lợi nhuận đặt lên hàng đầu nên các chất hoạt động bề mặt hay phụ gia, hương liệu được thay thế hoàn toàn bằng sản phẩm rẻ tiền.

Đặc biệt, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng chất tẩy để thay thế cho chất làm sạch vì vậy người dùng sẽ có cảm giác khó chịu khi sử dụng như cảm giác bị ăn da bởi các chất này có độ tẩy cao, không an toàn. Bên cạnh đó, những hương liệu rẻ tiền cũng có thể gây kích ứng da.

TS. Đặng Chí Hiền cũng khuyến cáo rằng chính những chất tẩy giặt tổng hợp được đưa vào trong các loại dầu gội đầu giả chứa các gốc hóa chất độc hại như benzen nên có thể là nguyên nhân gây ung thư da.

Chính vì vậy để không mua phải hàng giả hàng nhái, người dùng nên đến những cơ sở uy tín có sự bảo hành và mua những mỹ phẩm chính hãng, hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Những người mua hàng cần phải chung tay cùng những doanh nghiệp, cơ quan quản lí để có thể phát hiện và loại bỏ ra những cơ sở, cửa hàng bán mỹ phẩm giả, mỹ phẩm nhái và kém chất lượng.

"Hàng hóa nhập lậu” gồm: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Theo Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, người có hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị áp dụng hình phạt tiền tùy từng mức độ, có thể lên đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Bên cạnh đó, nếu người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hoặc hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi thì có thể bị phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, tối đa có thể lên đến 200.000.000 đồng.

Nguồn Theo Sở hữu trí tuệ
Link bài gốc

https://sohuutritue.net.vn/my-pham-khong-tem-nhan-phu-tai-myzu-cosmetic-lieu-co-dam-bao-an-toan-d100920.html