1.      Trẻ bị phân tâm: Có quá nhiều đồ chơi khiến trẻ không tập trung chơi bền bỉ một món đồ chơi. Quá nhiều đồ chơi sẽ làm trẻ mất đi tính sáng tạo.

2.      Trẻ không có ý thức giữ gìn đồ chơi: Quá nhiều đồ chơi đã dẫn đến một số trẻ nhỏ có tư tưởng rằng nếu hỏng thì chơi cái khác hoặc là nếu hỏng thì bố mẹ sẽ lại mua cho cái mới. Đồ chơi quá nhiều khiến trẻ không biết giữ gìn mà vứt lung tung khắp nơi.

3.      Trẻ chán nán với đống đồ chơi quá cũ: Trẻ nhiều lúc nhìn đống đồ chơi lộn xộn mà thấy chán nản, không muốn chơi nữa. Khi đó trẻ sẽ làm phiền tới bố mẹ, thậm chí đòi mua đồ chơi mới hơn.

4.      Đồ chơi bị bám bụi bẩn: Những đồ chơi không được trẻ chơi đến bị xếp trong góc lâu ngày có tình trạng bám bụi bẩn. Chưa kể là ổ lưu trú của nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, bệnh tay chân miệng,… Do đó, đồ chơi của trẻ cần được giữ sạch sẽ để đảm bảo an toàn.

5.      Đồ chơi để chất đống mất thẩm mỹ: Đồ chơi sắp xếp lộn xộn không chỉ làm trẻ thấy chán, thiếu hấp dẫn mà chính người lớn cũng thấy bừa bộn. Người lớn sẽ mắng nhiếc trẻ rằng sao chơi xong không dọn đồ chơi? Vứt lung tung nếu ông bà giẫm vào ngã thì sao?...

 
Nguồn
Link bài gốc