Bài viết được đăng trên Tạp chí Nhà Đầu tư Điện tử:

leftcenterrightdel
 

Như vậy, theo thông tin phản ánh, kể từ khi thành lập đến nay, Đất Xanh Miền Nam đã tham gia phân phối khá nhiều dự án bất động sản ở khu vực phía Nam. Có thể kể đến như Sài Gòn Gateway, Saigon Asiana, Conic Riverside, Opal Boulevard, Ecogreen Sài Gòn, Gold Hill… Từ đó, tạo thành 1 thương hiệu khá nổi tiếng trong làng bất động sản. Các dự án có đơn vị này tham gia phân phối, hầu hết đều bán hết hàng chỉ sau một thời gian ngắn giới thiệu ra thị trường.

Tuy nhiên, cùng với sự thành công của mình, Đất Xanh Miền Nam cũng là đơn vị môi giới gắn với khá nhiều dự án tai tiếng, từ những lùm xùm pháp lý cho tới chất lượng sản phẩm, làm sổ cho khách hàng…

Các dự án được doanh nghiệp này triển khai đã gặp không ít lùm xùm từ việc pháp lý dự án tới việc chất lượng xây dựng dự án xuống cấp sau khi bàn giao cho khách hàng.

Tiêu biểu nhất, đó là dự án Khu dân cư Tân Thịnh (tên thương mại là Viva Park) tại xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, Saigon Skyview thi công khi chưa được cấp phép xây dựng. Bên cạnh đó là dự án chung cư SaiGon Gateway (quận 9, TP.HCM) dù đã bàn giao từ năm 2019 nhưng tới nay đã xuống cấp về chất lượng…

Năm 2020, cùng với khó khăn chung của thị trường bất động sản, doanh nghiệp này cũng không có quá nhiều hoạt động nổi bật. Dự án lớn nhất mà Đất Xanh Miền Nam phân phối chính là LDG Sky (Bình Dương) do công ty LDG làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau một thời gian giới thiệu ra thị trường, dự án này bất ngờ tỏ ra yên ắng. Thậm chí, có thông tin chủ đầu tư đã đổi tên dự án để tránh tai tiếng liên quan.

Bên cạnh đó, tình hình tài chính của Đất Xanh Miền Nam cũng liên tục không mấy khả quan. Theo đó, tính riêng năm 2019, doanh thu Đất Xanh Miền Nam đạt 178,6 tỷ đồng, giảm gần 43% so với cùng kỳ. Trừ đi các chi phí và thuế, lãi sau thuế công ty chỉ còn 6,9 tỷ, tương đương giảm 94,5%.

Nhìn nhận một cách khách quan, nếu xét trong giai đoạn 6 năm (2014 – 2019), tình hình tài chính của Đất Xanh Miền Nam rất tốt. Trong 3 năm từ 2014 đến 2016, lãi sau thuế công ty ở mức khá thấp dao động từ vài chục tỷ đến vài tỷ. Đến năm 2017 và 2018, lãi sau thuế tăng đột biến lần lượt đạt 120,3 tỷ và 125,6 tỷ đồng.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản tại ngày 31/12/2019 là 1.204 tỷ, tăng 14,6% so với số đầu năm, cấu thành tài sản chủ yếu là nợ vay 916,5 tỷ, chiếm 75,6%. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu 295,5 tỷ chiếm gần 24,4%. Tính ra, hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là hơn 3,1 lần, mức khá cao.

CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam (Đất Xanh Miền Nam) là công ty thành viên của Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG).

Theo tìm hiểu, công ty được thành lập từ ngày 12/12/2009, đóng trụ sở tại đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Trải qua hơn 1 thập niên hình thành và phát triển, vốn điều lệ công ty tính tới hết năm 2019 đạt 272,4 tỷ đồng. Dữ liệu Nhadautu.vn cho thấy, cơ cấu cổ đông Đất Xanh Miền Nam gồm: DXG (65%) và ông Đỗ Văn Mạnh (30%) – cá nhân này cũng là Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc công ty.

Không chỉ đóng vai trò cổ đông, sự hiện diện của DXG tại Đất Xanh Miền Nam còn được thể hiện qua loạt vị trí lãnh đạo cấp cao. Đơn cử, ông Lương Trí Thảo – Thành viên HĐQT DXG (anh trai ông Lương Trí Thìn – Chủ tịch HĐQT DXG) là Thành viên HĐQT Đất Xanh Miền Nam; hay một lãnh đạo khác là ông Nguyễn Cảnh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT DXG, tính đến tháng 6/2019 là Chủ tịch HĐQT Đất Xanh Miền Nam (hiện đã không còn nắm chức vụ này).


Nguồn
Link bài gốc