Mới đây, đến ĐHCĐ thường niên 2022, Eximbank (HoSE: EIB) được cổ đông chấp thuận chủ trương xây dựng trụ sở Eximbank tại số 7, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM, còn được biết với tên gọi khác là Tháp Eximbank.

leftcenterrightdel
 

Theo tìm hiểu, Dự án Trụ sở Eximbank tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP Hồ Chí Minh được triển khai trên diện tích đất hơn 3.500 m2, khu đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất đều đứng tên ngân hàng này, khu đất được định giá 240 tỷ đồng (theo giá trị tài sản trên sổ sách kế toán tại thời điểm đó).

Thông tin trên báo chí cho biết, Cách đây hơn một thập kỷ, Eximbank đã mua lại lô đất từ Văn phòng Thành uỷ TP.HCM với tổng giá trị gần 240 tỷ đồng, trong đó thanh toán 144,6 tỷ đồng bằng phát hành cổ phần.

Eximbank sử dụng vị trí này làm trụ sở cho tới năm 2011, trước khi chuyển sang thuê ở Vincom Center 72 Lê Thánh Tôn, quận 1, đồng thời triển khai dự án trụ sở trên lô đất số 7 Lê Thị Hồng Gấm theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên năm đó thông qua.

leftcenterrightdel
 Phối cảnh dự án.

Theo dự tính ban đầu, dự án có tên gọi Eximbank Tower quy mô 5 tầng hầm, 40 tầng cao, tổng diện tích sàn xây dựng là 69.045 m2.

Tổng vốn đầu tư 3.538 tỷ đồng, mục tiêu là xây dựng tòa nhà văn phòng làm việc của Eximbank và căn hộ.

Ngày 18/12/2011, Eximbank ký hợp đồng với Công ty Nikken Sekkei để tư vấn thiết kế công trình.

Tuy nhiên do nhiều lý do, trong đó có quy định của Luật Các TCTD không cho phép ngân hàng kinh doanh bất động sản, HĐQT Eximbank ngày 23/6/2014 đã có Nghị quyết số 27 chấp thuận chủ trương cho thay đổi quy mô, chức năng của Dự án: bỏ chức năng căn hộ, chỉ còn chức năng văn phòng làm việc Eximbank, với 3 tầng hầm và 20 tầng cao.

Tiếp đó, ngày 10/7/2014, Eximbank gửi văn bản đến Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM xin điều chỉnh chức năng và quy mô dự án. Chưa đầy một tháng sau, ngày 6/8/2014, Eximbank gửi thông báo đến các đơn vị tư vấn yêu cầu tạm dừng thực hiện dự án.

Và một lần nữa, ngày 8/9/2014, Eximbank lại gửi văn bản đến Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM xin hủy bỏ và rút lại văn bản ngày 10/7/2014 nói trên. Sau một thời gian, ngày 3/2/2015, HĐQT Eximbank có nghị quyết với nội dung tạm thời chưa triển khai dự án này và chờ HĐQT nhiệm kỳ 6 xem xét, quyết định.

Dự án tiếp tục nóng lên trong mùa Đại hội cổ đông năm 2016, HĐQT Eximbank thời điểm đó đã trình chủ trương chọn đối tác trong và ngoài nước để liên doanh, hợp tác với tiêu chí: giảm chi phí đầu tư của Eximbank ở mức thấp nhất.

Theo đó, nhà băng này dự định chỉ góp vốn bằng quyền sử dụng đất, phía đối tác đầu tư vốn để xây dựng. Sau khi dự án hoàn thành, Eximbank sở hữu một phần mặt bằng văn phòng của tòa nhà.

Tại ĐHĐCĐ bất thường lần thứ 2 diễn ra hồi tháng 5/2016, các cổ đông của Eximbank đã không tiếc lời chỉ trích về dự án này. Nhiều cổ đông phẫn nộ: trong khi tòa nhà ở số 7 Lê Thị Hồng Gấm đang yên đang lành thì Eximbank lại phá bỏ.

Mấy năm qua, dự án hết thay đổi cái này đến điều chỉnh cái khác, cuối cùng thì vẫn “trùm mền”, trong khi số tiền mà Eximbank bỏ ra để thuê lại mặt bằng của Vincom Centrer ở Quận 1 là rất đắt đỏ.

Ở diễn biến mới đây, Eximbank cho biết trong năm 2018 đã thực hiện rà soát lại dự án số 7 Lê Thị Hồng Gấm và ký hợp đồng dịch vụ để thuê Công ty Savills Việt Nam tư vấn và tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án.

Qua phân tích, đánh giá, Savills đã gửi cho Eximbank bảng đánh giá để đề xuất 3 nhà đầu tư tiềm năng. Hiện nay, Eximbank đang thực hiện các thủ tục nhằm lựa chọn nhà đầu tư để tối ưu hoá việc đầu tư và sử dụng tài sản của ngân hàng.

Theo Eximbank, lý do chậm trễ là bởi việc triển khai dự án phải tuân thủ quy định của Luật các TCTD và các quy định của pháp luật về xây dựng cơ bản.

Eximbank vẫn đang tiếp tục triển khai các công đoạn trong việc đầu tư và phương án này Eximbank phải xin ý kiến NHNN và phải được ĐHĐCĐ chấp thuận trước khi thực hiện. 

Trước đó, tại các kỳ đại hội và gần nhất là ĐHCĐ bất thường của Eximbank vào ngày 15/2 thì trờ trình về xây trụ sở chính của Eximbank vẫn không được cổ đông thông qua.

Nhưng đến đại hội thường niên 2022 lần thứ 2 mới được thông qua để Ngân hàng có thể triển khai xây dựng trụ sở tại Lê Thị Hồng Gấm. 

Nguồn vốn đầu tư bằng 100% nguồn vốn tự có của Eximbank. Giao HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) triển khai công tác: lập và trình phê duyệt quy hoạch; lập và trình phương án kiến trúc; lập báo cáo đầu tư xây dựng tòa nhà Eximbank phù hợp với chủ trương đầu tư của Ngân hàng và quy hoạch của TP.HCM để trình đại hội cổ đông trong những kỳ đại hội tiếp theo để phê duyệt trước khi thực hiện. 

Theo ghi nhận trên tờ Thương Trường, đến thời điểm tháng 4/2022 dự án hiện đang được rào tôn xung quanh, phía bên trong đang án binh bất động, chưa có dấu hiệu xây dựng. Còn phía ngoài dự án hiện trở thành địa điểm tập kết và thu gom rác thải sinh hoạt. 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Bên ngoài dự án Trụ sở Eximbank tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP Hồ Chí Minh đang được "tận dụng" làm nơi tập kết thu gom rác thải và quán nước (Ảnh: Thiên An-Thương Trường) 

Như vậy, việc đã "rót" vào dự án hàng trăm tỷ đồng từ 2015 đến nay nhưng không đem lại hiệu quả cho Eximbank, trong khi dự án đã đắp chiếu hơn 10 năm qua đang gây lãng phí tài nguyên đất và gây nhếch nhác bộ mặt đô thị.

Hy vọng, với lần thông qua này, tòa tháp Eximbank sẽ được xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động.

 

 
Nguồn
Link bài gốc