Dự án mà doanh nghiệp này đề xuất có quy mô khoảng 3.173ha, địa điểm tại xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn) và xã Cam Phước Tây, Cam An Bắc (huyện Cam Lâm), bao gồm 3 hợp phần.
Tập đoàn Crystal Bay ( có trụ sở chính tại TP. Nha Trang) là tập đoàn đầu tư và phát triển du lịch, chuyên khai thác dòng khách lữ hành quốc tế đến Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Công ty được thành lập từ năm 2016, vốn điều lệ ban đầu đạt 250 tỷ đồng. Sau 2 lần tăng vốn, hiện Crystal Bay có tổng vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng.
Hệ sinh thái của Crystal Bay có khá nhiều công ty thành viên như Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Anex Việt Nam (khai thác dịch vụ du lịch quốc tế), CTCP Câu lạc bộ du thuyền Horizon (khai thác dịch vụ du thuyền Nha Trang), Crystal Bay Card (khai thác thẻ du lịch), Crystal Bay Hospital (thương hiệu quản lý và vận hành bất động sản du lịch thuộc hệ sinh thái trọn vẹn của Tập đoàn Crystal Bay),...
Crystal Bay tập trung đầu tư khá nhiều vào các tỉnh miền Trung, cụ thể là Ninh Thuận và Khánh Hòa với hàng loạt dự án lớn:
- Tại Khánh Hòa, Crystal Bay là chủ đầu tư Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa và Selectum Noa resort (khu bãi Dài, Cam Lâm).
- Tại Ninh Thuận, đầu tháng 12/2021, Tập đoàn này đã khởi công xây dựng Ninh Chữ Sailing Bay với tổng vốn đầu tư ước tính tới 4.800 tỷ đồng; hay tổ hợp SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang với mức vốn 4.500 tỷ đồng đã bắt đầu thành hình.
- Crystal Bay cũng bắt đầu tiến về Đà Lạt bằng việc tài trợ quy hoạch dự án Khu du lịch hồ Prenn với diện tích khoảng 1.000ha.
- Tại TP Hà Tĩnh, tập đoàn này đã đề xuất Dự án công viên trung tâm và Khu đô thị Lam Hồng Garden Park City do Crystal Bay. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị có ý kiến thẩm định lại dự án do có nhiều điểm chưa phù hợp với chương trình phát triển đô thị của địa phương.
Đáng chú ý, dù đứng đằng sau hàng loạt dự án quy mô lớn tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước nhưng doanh nghiệp này lại kinh doanh không mấy khả quan và không tương xứng với quy mô doanh nghiệp. Doanh thu mỗi năm chỉ “lèo tèo” vài tỷ đến vài chục tỷ đồng còn lợi nhuận chỉ mang tính “minh họa”, điều này khiến người nhà đầu tư ái ngại với các dự án của doanh nghiệp này.
Theo dữ liệu của Ngày mới Online, trong giai đoạn 2017-2020, Crystal Bay ghi nhận doanh thu thuần đạt 1 tỷ đồng, cao nhất chưa đầy 25 tỷ đồng. Lợi nhuận tương ứng dưới 1 tỷ đồng. Năm 2020, doanh nghiệp thua lỗ với 4,9 tỷ đồng.
Được biết, cuối năm 2021, Tập đoàn Crystal Bay đã huy động nguồn vốn qua kênh phát hành trái phiếu để đáp ứng tiến độ đầu tư dự án SunBay Park. Theo đó, ngày 23/12, CTCP SunBay Ninh Thuận (Công ty con của Tập đoàn Crystal Bay) đã phát hành gói trái phiếu lần đầu, đợt 1 trị giá 800 tỷ đồng với 2 mã trái phiếu khác nhau. Lô trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản của Công ty CP SunBay Ninh Thuận và bên thứ 3 bao gồm quyền sử dụng các khu đất ở, đất thương mại dịch vụ tại khu đô thị du lịch biển Bình Sơn cùng toàn bộ tài sản gắn liền, quyền khai thác và tất cả quyền tài sản liên quan đến phần dự án thuộc hai tòa tháp B, tháp C.
Thông tin trên Thanh Tra cho biếtt, măm đỉnh cao 2019, Crystal Bay cũng chỉ đạt doanh thu chưa đến 25 tỷ đồng. Con số này thậm chí còn giảm 39% một năm sau đó xuống chỉ còn hơn 15 tỷ đồng. Doanh thu thấp, doanh nghiệp này cũng chỉ lãi tượng trưng vài trăm triệu mỗi năm.
Ngoài ra, Crystal Bay còn thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động với vốn chủ sở hữu giảm mạnh từ mức trên 1.200 tỷ đồng xuống dưới 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2020. Nhiều khả năng nguyên nhân do doanh nghiệp thực hiện giảm vốn. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn, cũng giảm đáng kể từ 375 tỷ đồng xuống còn 172 tỷ đồng.
Quy mô tổng tài sản cũng theo đó giảm hơn 400 tỷ đồng xuống còn 1.169 tỷ đồng vào cuối năm 2020. Trước đó, trong năm ghi nhận doanh thu cao nhất kể từ khi hoạt động 2019, tổng tài sản của Crystal Bay cũng tăng 25% so với cuối năm 2018 lên 1.577 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, Ông Nguyễn Đức Chi là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Crystal Bay (Crystal Bay Group), ông Chi từng vướng lùm xùm tại dự án Nàng tiên cá – Rusalka.