Dự án 1.000 ha tại Bình Chánh với điểm nhấn tòa tháp cao 99 tầng
Theo đề xuất của FLC, dự án phức hợp quy mô gần 1.200ha với tổng mức đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng được xây dựng ở cửa ngõ TP. HCM đi các tỉnh miền Tây, với mục tiêu xây dựng một khu phức hợp xanh trong lòng thành phố, một đô thị hiện đại được phát triển theo tiêu chí xanh và bền vững, ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý, điều hành và tiết kiệm năng lượng.
|
|
Phối cảnh khu đô thị phức hợp quy mô gần 1.200 ha do FLC đề xuất tại Bình Chánh |
Vị trí của dự án nằm ở phía Tây của TPHCM, cách trung tâm thành phố khoảng 10km và cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 15km, là ngã ba cửa ngõ thành phố đi toàn bộ các tỉnh miền Tây, và cũng là vị trí thuận lợi để xây dựng một khu đô thị phức hợp mang tính điểm nhấn cho Bình Chánh nói riêng và TP. HCM nói chung...
Dự án dự kiến sẽ gồm 5 phân khu: Khu đô thị sinh thái, Khu đô thị sáng tạo và khoa học kỹ thuật, Khu đô thị nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, Khu đô thị dịch vụ, tái định cư và nhà ở xã hội, Khu dân cư hiện hữu và tái định cư.
Trong đó điểm nhấn của toàn dự án là tòa tháp Landmark cao 99 tầng nằm phần lõi. Ngoài ra, FLC cũng dự kiến có nhiều hạng mục tiện ích cao cấp khác trong quy hoạch như công viên chủ đề, công viên trung tâm và hồ điều hòa, khu nghỉ dưỡng, học viện golf...
Bên cạnh đó, dự án cũng bao gồm các khu ở cao tầng, thấp tầng, cao cấp và khu tái định cư với nhà ở xã hội và nhà ở trung cấp phục vụ nhu cầu lưu trú khoảng 165.000-180.000 người.
Dù vậy, phía chính quyền địa phương cho biết hiện đây cũng mới chỉ là ý kiến đề xuất của phía doanh nghiệp còn thực tế chính quyền địa phương cần tham khảo
Tuyến đường sắt tỷ đô Viêng Chăn - Vũng Áng
Theo Zingnews, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam – Lào vừa mới chuyển đề xuất của Tập đoàn FLC tới Chính phủ Lào về việc nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Viêng Chăn (Lào) – Vũng Áng. Một trong những dự án trọng điểm rất được lãnh đạo Việt Nam và Lào quan tâm.
|
|
FLC đề xuất tham gia hợp tác nghiên cứu, đầu tư tuyến đường sắt Viên Chăn - Vũng Áng. (Ảnh minh họa) |
Theo kế hoạch, để triển khai tuyến đường sắt từ năm 2022 đến 2024, tập đoàn FLC của Việt Nam sẽ liên doanh với Laos’ PTL Holdings. Đây là một tập đoàn lớn của Lào trong lĩnh vực tài chính, hàng không, xây dựng, bất động sản, dầu khí…
Về phía FLC cũng đã xác nhận thông tin đề xuất này. Đơn vị cho biết, doanh nghiệp đang đợi phản hồi của Chính phủ Lào.
Qua tìm hiểu, tuyến đường sắt nối từ Viêng Chăn (thủ đô của Lào) đến Vũng Áng sẽ kết nối từ cửa khẩu Cha Lo thuộc tỉnh Thà Khẹk của Lào và tỉnh Quảng Bình của Việt Nam đến cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh). Chiều dài của tuyến đường sắt là khoảng 160 km. Trong đó, theo thỏa thuận, Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào thuê khu cảng 1, 2, 3 thuộc cảng Vũng Áng mở rộng trong 50 năm.
Ngoài 2 dự án nêu trên, theo thống kê sơ bộ FLC đã công bố kế hoạch triển khai 25 dự án trải dài khắp cả nước trong năm 2022. Trong đó phần lớn tập trung vào phân khúc bất động sản nghĩ dưỡng và đô thị cao cấp kéo dài khắp cả nước.
Trước khi đề xuất các dự án trên, thời gian qua, Tập đoàn FLC cùng ông Trịnh Văn Quyết từng vướng không ít “tai tiếng”. Cụ thể, tháng 3/2021 Công ty CP Tập đoàn FLC vướng phải “lùm xùm” kiện tụng và đã thua kiện với đối tác là Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC), cuối cùng phải thanh toán số tiền nợ hơn 276 tỷ đồng cho đơn vị này.
Hay như sự kiện Chủ tịch Tập đoàn FLC - Trịnh Văn Quyết thực hiện bán "chui" gần 75 triệu cổ phiếu FLC mà không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch đã khiến cổ phiếu FLC và các mã liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết bị bán tháo hàng loạt trong các phiên liên tiếp. FLC có thời điểm mất hết biên độ. Khối lượng giao dịch phá kỷ lục với 154,95 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. FLC trở thành mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch trong ngày lớn nhất trong lịch sử 21 năm thành lập thị trường.
Theo báo cáo tài chính, về tình hình kinh doanh, luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần của FLC đạt trên 6.700 tỷ đồng; lãi gộp gần 413 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ hàng nghìn tỷ đồng cùng kỳ. Doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 163 tỷ đồng; sau thuế 83,6 tỷ đồng.
Tổng tài sản của FLC tại thời điểm cuối tháng 12/2021 ghi nhận gần 34.000 tỷ đồng, giảm hơn 10%, trong đó nợ phải trả cũng giảm nhẹ so với hồi đầu năm.
Trong năm 2022, FLC đặt mục tiêu doanh thu trong năm 2022 gần 27.000 tỷ đồng, với lợi nhuận ước tính 2.100 tỷ đồng (con số này chưa bao gồm các mảng hàng không, hay đầu tư thi công vốn liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh của FLC).