“Siết siết siết”. Bản thân em ủng hộ chủ trương phải siết trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu bất động sản. Bài học nhãn tiền rồi đó ạ. Tân Hoàng Minh to quá, ai cũng biết thì không tính. Mới đây có quả công ty gì ấy nhỉ bị tố không thanh toán cho nhà đầu tư dù đã đến hạn.

Bởi nhiều phốt nên các đại gia bất động sản cũng “rén” lắm khi nhắc tới trái phiếu. Sau cú sốc mang tên Tân Hoàng Minh, trái phiếu “hãm phanh” đột ngột. Trong tháng 4, chẳng có chú bất động sản nào huy động được vốn từ kênh này.

leftcenterrightdel
 Phối cảnh Dự án Căn hộ Chung cư Opal Skyline

Sau đó, một vài đơn vị nhúc nhắc một chút. Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An, chủ đầu tư Opal Skyline trở thành doanh nghiệp bất động sản duy nhất trong tháng 7 phát hành trái phiếu và thu về 210 tỷ đồng.

210 tỷ đồng không phải quá lớn so với một doanh nghiệp bất động sản. Trước sự cố Tân Hoàng Minh, con số này phải lên tới hàng ngàn tỷ đồng cơ. Nhưng cần nhấn mạnh chỗ này này. Trước khi phát hành thêm trái phiếu, Công ty Hà Anh đã còng lưng gánh nợ phải trả siêu to khổng lồ, lên đến 14.079 tỷ đồng rồi nhá.

Vấn đề bắt đầu tư đây này. Làm thế nào để Hà An có thể có khoản nợ to vật như thế? Đương nhiên là cầm cố tài sản rồi. Tài sản bị “cắm” đáng chú ý nhất là dự án Opal Skyline tại Bình Dương.

ngày 12/3/2021, Hà An đã ký hợp đồng tín dụng với Công ty cổ phần chứng khoán Vndirect.

Tài sản đảm bảo là Toàn bộ các quyền tài sản thuộc sở hữu của Bên Thế Chấp liên quan việc phát triển, khai thác Dự Án Opal Skyline.

Quyền tài sản bao gồm: Quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng góp vốn xây dựng nhà ở, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng kinh doanh nhà ở, hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê mua nhà ở mà Bên Bảo Đảm sẽ giao kết với bất kỳ bên thứ ba nào; và các lợi tức, quyền được nhận số tiền bảo hiểm và các lợi ích khác thu được từ các tài sản này; Lợi tức, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, số tiền bảo lãnh, tiền bồi thường phát sinh từ các hợp đồng thầu liên quan đến Dự Án Opal Skyline bao gồm cả lợi tức, quyền được nhận số tiền bảo hiểm theo các hợp đồng bảo hiểm mà Bên Bảo Đảm mua trong quá trình khai thác và phát triển Dự Án Opal Skyline; Lợi tức thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất của Dự Án Opal Skyline; Các khoản phải thu, các khoản phí mà Bên Bảo Đảm thu được trong quá trình đầu tư, kinh doanh, phát triển Dự Án Opal Skyline.

Mà em chẳng hiểu được. Tại sao Hà An không vay bank lại đi vay công ty chứng khoán nhỉ. Chủ nợ ở đây là công ty chứng khoán Vndirect nhá.

Ngoài dự án Opal Skyline, Hà Án còn cầm cố hàng loạt tài sản khác tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Ngày 4/3/2022, Hà An ký hợp đồng tín dụng với VPBank – Chi nhánh Bến Thành. Tài sản đảm bảo là toàn bộ cổ phần của Hà An tại Công ty Cổ Phần Hội An Invest. Số lượng cổ phần là gần 250 triệu, tương đương gần 2.500 tỷ đồng theo mệnh giá.

Tới ngày 12/4/2022, hai bên lại ký tiếp hợp đồng nữa. Tài sản đảm bảo lần này là lại… như trên, toàn bộ cổ phần tại Hội An Invest của Hà An ý. Bổ sung thêm nữa là toàn bộ cổ phần của Hà An tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Sơn. Số lượng cổ phần là gần 413 triệu, tương đương 4.130 tỷ đồng theo mệnh giá.

Nguồn
Link bài gốc