Chục năm trước em lên ngó nghiêng thị trường bất động sản Hoà Bình. Đất thổ cư thì giá bèo lắm, chỉ từ 300.000 đồng tới 500.000 đồng/m2. Mức giá này dù thấp nhưng vẫn đã là tăng rất nhiều sau một đợt sốt nóng. Chứ trước đó, đất ở đây được giao dịch bằng sào (1 sào bắc bộ = 360m2), không phải bằng mét vuông ạ.
|
|
UBND huyện Kỳ Sơn xác định không có dự án nào là Sakana Spa & Resort Hòa Bình được triển khai tại hồ Dụ |
Còn giá đất dự án thì cao hơn, từ 1 triệu đến 2 triệu đồng mỗi mét vuông. Ngày đó, Sakana Spa & Resort nổi phết vì được quảng cáo nhiều mà. Em cũng định chốt 1 căn vì giá khá mềm, chỉ tầm 2 tỷ thôi. Nhưng khi khảo sát hiện trường, em lạnh sống lưng vì nó hoang tàn quá. Sợ rủi ro nên em né, ôm tiền gửi tiết kiệm cho chắc.
Thế rồi, rất nhanh thôi, em thở phào nhẹ nhõm. Cũng tự hào phết vì hoá ra đầu tư theo hệ tâm linh cũng có lúc đó. Sakana Spa & Resort bị réo là không tồn tại. Hay nói nôm na là dự án ma.
Cuối năm 2019, UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình xác định trên khu vực hồ Dụ không có dự án nào tên là Sakana Spa & Resort Hòa Bình được phép triển khai. Khu vực này hiện chỉ có dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Dụ do Công ty cổ phần Phát triển Nghỉ dưỡng ngoại ô làm chủ đầu tư.
Các văn bản của UBND tỉnh Hòa Bình ghi rõ đây là dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Dụ” với mục tiêu xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng lưu trú ngắn ngày chứ không phải dự án nhà ở.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bản tin rao bán các căn biệt thự thuộc dự án Sakana Spa & Resort Hòa Bình dưới hình thức hợp tác kinh doanh nhưng lại nhận được đất và biệt thự.
Em đọc trên báo Tuổi trẻ thủ đô thì thấy Chánh văn phòng UBND huyện Kỳ Sơn khẳng định nếu chủ đầu tư dự án Sakana Spa & Resort Hòa Bình do Công ty cổ phần Phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô làm chủ đầu tư cố tình vi phạm sẽ đề nghị tỉnh thu hồi.
Tuy nhiên, cho đến nay, không biết dự án đã bị thu hồi chưa, chỉ biết rằng trên các phương tiện thông tin đại chúng công khai thì em tìm đau cả mắt mà không thấy thông tin thu hồi.
Có cụ nào trong nhóm ở Hoà Bình không ạ? Cho em hỏi mấy câu được không ạ?
- Việc dự án Sakana Spa & Resort bị khẳng định không tồn tại là có thật. Vậy mà em chưa thấy thông tin nào cho thấy chủ đầu tư bị phạt vì làm ăn bố lếu bố láo. Nếu có văn bản phạt, cụ cho em xin được không ạ?
- Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn khẳng định nếu chủ đầu tư cố tình vi phạm sẽ đề nghị tỉnh thu hồi. Mà huyện Kỳ Sơn đã tìm hiểu xem công ty có “cố tình vi phạm” để đề xuất thu hồi chưa ạ?
- Cái này mới căng này. Công ty được giao dự án năm 2019. Mà ở thời điểm đó, công ty khá “yếu”. “Yếu” vì chỉ có hơn 1 năm tuổi đời (nếu tính theo tháng thành lập). Rồi vốn điều lệ công ty rất thấp, chỉ 20 tỷ đồng. 20 tỷ đồng là mức thấp nhất với một công ty bất động sản. Năm 2018, công ty chẳng có đồng doanh thu nào và lãi hẳn 86.000 tỷ đồng.
Rồi kể cả sau khi nhận dự án, công ty Nghỉ dưỡng ngoại ô vẫn chán chả buồn nói. Bức tranh tài chính chán lắm các cụ ạ.
Trong 2 năm đầu hoạt động, Công ty Nghỉ dưỡng ngoại ô không thu nổi 1 đồng. Doanh thu năm 2018 và 2019 đều là 0 đồng. Bước sang năm 2020 và 2021, thời điểm thị trường bất động sản Hoà Bình đạt “đỉnh”, công ty cũng chỉ thu về 8,7 tỷ đồng và 29 tỷ đồng.
Từ 2019 đến 2020, lợi nhuận công ty gần như 0 đồng. Đến 2021, khi doanh thu đạt “đỉnh”, công ty lại bất ngờ lỗ 510 triệu đồng.
Trong khi doanh thu khiêm tốn và thua lỗ nhẹ, công ty tăng mạnh nợ nần. Tại ngày 31/12/2021, nợ phải trả của công ty lên đến 169 tỷ đồng, cao gấp 2,8 lần vốn chủ hữu.
Công ty do ông Nguyễn Thành Trung làm Giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Ngoại ra, ông Trung còn là đại diện pháp luật của nhiều công ty mang thương hiệu Archi, cái tên gắn liền với nhiều lùm xùm.