Vậy nhưng sau 2 năm với hàng loạt biến chủng của 'cô vít' từ Delta đến Omicron... lần lượt xuất hiện, mọi điều đáng sợ nhất của virus này nhiều người cũng đã phải đối mặt. Hơn nữa, thế giới đã xác định sống chung với 'cô vít', không ít người lại xem nhẹ việc phòng dịch, hoàn toàn không giống thời gian đầu.

Vậy nhưng cho dù dịch có vẻ hạ nhiệt, nhưng trước biến chủng mới Omicron dễ lây lan khắp thế giới như hiện giờ, thì vẫn không nên chủ quan mọi người ạ. Đặc biệt là rất nhiều người 'đã tiêm vắc xin' đang có quan niệm và cách phòng tránh dịch sai lầm khiến cho bản thân không được an toàn trước Sars-CoV-2.

Những thông tin này mình vừa đọc được trên báo Thanh niên online, giờ chia sẻ để mọi người nhìn lại xem mình đã làm đúng chưa nha.

5 lỗi dễ mắc khi 'cô vít' hạ nhiệt dịch khiến nhiều người dễ trở thành F0, có thể gặp nguy hiểm khi nhiễm virus như sau:

Lỗi đầu tiên: Nghĩ rằng đã tiêm vắc xin rồi thì có nhiễm 'cô vít' cũng chỉ như cảm lạnh, không sao

leftcenterrightdel
 

Hiện giờ rất nhiều người đã tiêm đầy đủ các mũi vắc xin, kể cả liều thứ 3. Nhưng khi dịch bệnh vẫn còn đang tiếp tục lan nhanh trên toàn cầu như hiện giờ, thì bất kỳ ai cũng không chủ quan được.

Bởi vì mặc dù vắc xin có hiệu quả cao, nhưng các trường hợp nhiễm 'cô vít' đột phá sau khi đã tiêm chủng vẫn xảy ra. Thậm chí vẫn có người bị bệnh nặng và thậm chí không chống chọi được với virus.

Cho đến nay, biến chủng Omicron chỉ gây bệnh nhẹ giống như cảm lạnh, vì thế nhiều người có thể mất cảnh giác và nghĩ rằng sẽ không có vấn đề gì. Thế nhưng theo WHO, biến chủng mới này có thể gây ra rủi ro “rất cao” và gây quá tải hệ thống y tế.

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Nhà dịch tễ học của WHO cho biết, vẫn còn quá nhiều người bị nhiễm bệnh, nhập viện và không qua khỏi do Omicron và Delta.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 14 trường hợp 'ra đi' ở Anh do Omicron, trong khi Mỹ và Hàn Quốc, Úc mỗi nơi có 1 trường hợp không qua khỏi ở người chưa tiêm chủng.

Lỗi thứ 2: Nghĩ rằng đã nhiễm 'cô vít' thì không phải lo lắng

Với những người đã từng là F0 phát triển một mức độ miễn dịch nhất định. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bằng chứng sơ bộ cho thấy Omicron có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm so với các biến thể khác.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên có thể kéo dài từ 6 tháng - 1 năm, và đạt mức cao nhất vào khoảng 90 ngày. Thế nhưng nếu nghĩ mình ít bị tái nhiễm rồi lơ là các biện pháp phòng chống dịch thì có thể gây ra nhiều thiệt hại cho bản thân và người xung quanh.

Lỗi thứ 3: Bỏ qua các triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường

leftcenterrightdel
 

Nhiều F0 chỉ có các triệu chứng đau đầu, đau họng, ho hoặc sốt nhẹ đều có thể giống như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên đi xét nghiệm nếu gặp các triệu chứng này. Bởi vì nếu dương tính, tốt nhất nên tự cách ly, ít nhất là 10 ngày.

Lỗi thứ 4: Xem nhẹ việc đeo khẩu trang

Vốn dĩ 'cô vít' được cảnh báo dễ lây lan qua tiếp xúc hoặc khi hít thở, nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Vì thế việc đeo khẩu trang không chỉ ngăn ngừa nhiễm bệnh mà còn kiềm chế sự lây lan. Tuy nhiên, hiện giờ nhiều người đã bắt đầu xem nhẹ việc làm này. 

Cho đến nay dịch bệnh vẫn đang tiếp tục lây lan và số ca F0 không ngừng tăng lên, nếu mọi người không thực hiện tốt biện pháp phòng dịch từ việc đeo khẩu trang sẽ khiến tình hình càng trở nên phức tạp, nguy cơ lây nhiễm là rất cao.

Lỗi thứ 5: Tha hồ tụ tập bạn bè vì nghĩ rằng điều tồi tệ nhất đã qua

Hiện nhiều quốc gia đang phải chiến đấu với làn sóng 'cô vít' khốc liệt, điều này cũng vì không cẩn thận trong việc đề phòng bệnh. 

Bởi vì ngay khi nhiều người nghĩ rằng điều tồi tệ nhất đã qua, nhưng coi chừng một biến thể mới khác xuất hiện, tàn phá khủng khiếp hơn. Vì vậy khi dịch bệnh chưa được đẩy lùi, tốt nhất hãy tiếp tục thực hiện mọi biện pháp phòng tránh.

Sau những thông tin báo chí vừa chia sẻ ở trên mọi người cũng đã thấy nếu xem nhẹ việc phòng dịch sẽ nguy hiểm thế nào rồi đấy. Mặc dù hầu hết các nước đã xác định sống chung với 'cô vít', nhưng không vì thế mà lơ là phòng dịch nha mọi người.

Nguồn: Tổng hợp

 

Nguồn
Link bài gốc