Danh sách các “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản được điểm mặt chỉ tên trong danh sách lần này có thể kể đến những cái tên như: Công ty CP cầu 12 - Cienco1, Công ty CP Vinaconex 21, Công ty CP May Lê Trực, Công ty CP đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, Công ty CP thương mại dịch vụ Xuân Thủy...
leftcenterrightdel
Đứng đầu danh sách là Công ty cổ phần cầu 12 – Cienco1 với số nợ hơn 77 tỷ đồng tính đến ngày 31/7/2020. (Ảnh: VOV) 

Trên Tuổi trẻ & Pháp luật có nêu đứng đầu danh sách này là Công ty cổ phần cầu 12 – Cienco1 với số nợ hơn 77 tỷ đồng tính đến ngày 31/7/2020. Tiếp đó là Công ty CP Vinaconex 21 với tổng số tiền nợ thuế là gần 23 tỷ đồng. Công ty CP xây dựng và vật liệt xây dựng Hà Tây nợ gần 10 tỷ đồng, Công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội nợ trên 2,3 tỷ đồng, Công ty CP đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 68 nợ thuế hơn 1,7 tỷ đồng, Công ty CP May Lê Trực nợ thuế hơn 344 triệu đồng...

Ngoài ra, Công ty CP Tập đoàn bất động sản Hoàng Gia nợ tiền thuế hơn 16 tỷ đồng, Công ty xây dựng Trường Giang nợ thuế gần 6 tỷ đồng, Công ty CP Quốc tế Everhome nợ thuế hơn 1,2 tỷ đồng, Công ty CP đầu tư thương mại dịch vụ Xuân Thủy nợ thuế hơn 2 tỷ đồng, Công ty TNHH xây dựng Vạn Tường nợ thuế hơn 600 triệu đồng, Công ty CP bất động sản Kosy vẫn còn nợ thuế hơn 15 triệu đồng, Công ty CP xây dựng và phát triển nhà Hà Nội nợ hơn 452 triệu đồng, Công ty TNHH dịch vụ và quản lý bất động sản EZ Việt Nam nợ hơn 280 triệu đồng...

Đáng chú ý, Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang nợ hơn 37 tỷ đồng tính đến ngày 31/7/2020. Được biết, đến 14/9, Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang đã nộp hơn 103 triệu đồng tiền nợ vào ngân sách nhà nước.

Cục thuế TP Hà Nội đề nghị các chủ dự án, doanh nghiệp sớm thu xếp được nguồn tài chính để nộp các khoản tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước theo đúng quy định.

Trước đó, đầu năm 2020, Cục Thuế Hà Nội đã công khai lần đầu và công khai lại danh sách tổng cộng 2.796 đơn vị nợ thuế với số nợ hơn 7.295 tỷ đồng. Sau khi đăng công khai, 843 doanh nghiệp nộp 304 tỷ đồng tiền nợ vào ngân sách nhà nước. Trong đó, 237 doanh nghiệp đã thực hiện nộp hết số thuế nợ mà cơ quan thuế công khai vào ngân sách nhà nước.

Chây ỳ nộp nợ gốc đồng nghĩa tiền phạt nộp chậm sẽ tăng lên

Trước đó, Cục Thuế Hà Nội cũng cho biết nếu các doanh nghiệp không thực hiện nộp số tiền nợ gốc, thì tiền phạt chậm nộp sẽ tiếp tục tăng lên.

Điển hình của tình trạng này là Tổng Công ty phát triển Phát thanh Truyền hình thông tin. Theo báo cáo của Cục Thuế Hà Nội, hiện số nợ của doanh nghiệp này là 254 tỉ đồng, trong đó tiền sử dụng đất là 34 tỉ đồng, tiền chậm nộp là 220 tỉ đồng, các khoản nợ khác 1 tỉ đồng. Số tiền chậm nộp này gấp 10 lần số nợ gốc, thời gian nợ kéo dài 9 năm.

leftcenterrightdel
Các DN không thực hiện nộp số tiền nợ gốc, thì tiền phạt chậm nộp sẽ tiếp tục tăng lên. (Ảnh: Báo Lao động)  

Hay một minh chứng khác là trường hợp của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long cũng đang nằm trong danh sách đơn vị chây ỳ với số nợ gốc là 128 tỉ đồng, tiền chậm phạt nộp là 242 tỉ đồng và một số khoản nợ khác.

Lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội cho rằng, một số trường hợp cố tình chây ỳ, cơ quan thuế đã nắm bắt được thông tin dòng tiền từ bên thứ 3. Cơ quan thuế sẽ thực hiện xác minh để thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Trường hợp kết quả xác minh đánh giá biện pháp kê biên tài sản, hoặc thu tiền từ bên thứ 3 không hiệu quả, cơ quan thuế sẽ chuyển biện pháp cưỡng chế cao nhất là: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế.


Sơn Lâm (TH)
Nguồn
Link bài gốc