Khỏi Covid-19 chưa bao lâu, chị Liên, 44 tuổi, thường xuyên đau đầu, mất ngủ, cảm giác lú lẫn, mất trí nhớ vì không thể nhớ tên và chỗ để các vật dụng thông thường, đôi lúc còn quên việc mình đã từng làm, quên tên người thân. Khi đọc sách, có những đoạn chị không hiểu mình đang đọc gì…
Chị vật lộn với từ vựng, thường xuyên gặp khó trong việc tìm đúng từ hay gọi sai tên vật dụng, như gọi "cái kéo" thì nhầm thành "con dao”..
Tâm trạng chị cũng thay đổi, thường xuyên chán nản hay hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực. Chị cũng dễ dàng bực tức cáu gắt hơn khi tình trạng suy giảm trí nhớ làm xáo trộn cuộc sống thường ngày. "Tôi cảm giác mình như một người già", chị nói với bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (chuyên gia điều trị rối loạn hệ thần kinh thực vật, Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng), trực tiếp tư vấn điều trị cho chị cho biết chị Liện gặp hiện tượng "sương mù não" (brain fog), một trong những di chứng hậu Covid-19.
Bác sĩ Hoàng cũng đang điều trị cho bà Nhung, 67 tuổi, cũng bị di chứng "sương mù não". Sau khỏi Covid-19, trong nhiều cuộc nói chuyện với bác sĩ, bà đã thường xuyên phải dừng lại vì không biết cách nào để tiếp tục rồi cứ lặp đi lặp lại lời mình nói. Bà thường xuyên đặt đồ vật ở những nơi lạ, làm mất đồ và không thể tìm lại.
Trung bình một ngày, bác sĩ Hoàng nhận 50-60 cuộc gọi liên quan Covid-19, trong đó 15-20% là người bị di chứng "sương mù não". Hiện tượng này gặp ở cả người cao tuổi và người trẻ, bệnh nhân nặng và bệnh nhân nhẹ.
Diễn tả lời nói mà không ai hiểu… là bất lực.
Để đồ ở nơi mà không nhở ra nổi… là bất lực.
2h đêm mắt thao láo khi vợ/chồng ngon giấc kế bên…bất lực.
Tới khi lực bất tòng tâm mới hối hận thì đã muộn.
Mong mọi người tự giữ gìn sức khoẻ, đừng nghĩ bản thân mình còn trẻ, còn khoẻ mà mất cảnh giác, coi thường. Hãy bảo trọng!