Chỉ có điều là khi xông hỗ trợ điều trị cô vy thì cần phải làm cho đúng, nếu không là sẽ gây tác dụng ngược, nhất là với những đứa trẻ ấy. Đã có trường hợp bé bị bỏng vì phương pháp này rồi.
Vậy xông thế nào là đúng để cho nhanh khỏi, sớm hồi phục sức khỏe? Liên quan tới thông tin này, mình thấy tờ Pháp luật và Bạn đọc (chuyên trang của báo Sức khỏe Đời sống) có đưa thông tin rồi.
Cụ thể thông tin thế nào mình sẽ chia sẻ ở bên dưới, mọi người theo dõi nha.
F0 điều trị tại nhà. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
F0 điều trị tại nhà nên chuẩn bị một số loại thảo dược có tinh dầu để xông đã được Bộ Y tế khuyến cáo như tỏi, sả, gừng, tía tô, chanh, bạc hà.
TS. Trương Thị Ngọc Lan (Phó viện trưởng Viện Y học dân tộc TP. HCM) cho hay: Việc xông hơi nóng vào mũi, họng là giải pháp lý tưởng để vô hiệu hóa sự lây nhiễm của virus trong giai đoạn mới nhiễm. Lúc này, cô vy đang khi trú tại mũi, miệng, họng thậm chí là phổi nhưng chưa nhiễm vào máu. Việc xông với nhiệt độ cao sẽ tấn công và ngăn chặn quá trình nhân đôi của chúng. Do đó, nhiều người lựa chọn xông hơi để phòng ngừa và giảm triệu chứng cô vy.
Song, khi thực hiện biện pháp này, mọi người nên lưu ý rằng:
+ Chỉ xông phòng, xông mũi họng chứ không xông toàn thân. Bởi ngày thứ 3, F0 sẽ có biểu hiện vã mồ hôi. Nếu còn xông toàn thân sẽ khiến cơ thể ra mồ hôi nhiều hơn, dẫn tới tình trạng mất nước và suy nhược.
+ Chỉ xông trong 10 – 20 phút với 2 lần/ngày. Nếu dùng tinh dầu thì nhỏ vài giọt vào mỗi lần xông. Còn dùng thảo dược tươi thì rửa sạch rồi cho vào nồi nấu. Tuyệt đối không được lạm dụng xông quá nhiều.
+ Không mua tinh dầu, các loại thảo dược trên mạng chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng.
+ Về nhiệt độ của nước xông chỉ nên để khoảng 60 độ C. Lúc mới đầu, đổ vào bình xông khoảng 2/3 nước nóng và 1/3 nước lạnh là hợp lý.
Mọi người nên nhớ, việc xông nay chỉ giúp chúng ta làm dịu các triệu chứng hô hấp, dịu thần kinh và giảm đau nhức chứ không giúp ngăn ngừa hay chữa khỏi cô vy được. Vì vậy, không nên lạm dụng.
F0 khi xông cần thực hiện đúng cách. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Xông tuy tốt nhưng những nhóm đối tượng này tốt nhất không nên xông kẻo rược họa vào người
Theo BS. Chu Quảng Liên, có 3 nhóm người không nên xông gồm:
+ Phụ nữ mang thai.
+ Trẻ em dưới 30 tháng tuổi
+ Những người có tiền sử sốt cao, co giật hoặc động kinh.
Đây là 3 nhóm đối tượng mẫn cảm, việc xông có thể gây hại nên tốt nhất là nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, không xông linh tinh.
F0 khi điều trị tại nhà tùy vào từng triệu chứng mà sẽ sử dụng những loại thuốc khác nhau, nên nhớ tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nghe hoặc làm theo các đơn thuốc trên mạng. Bởi, mỗi người một cơ địa khác nhau nên không phải ai cũng giống ai.
Theo BS Chu Quang Liên (Trưởng khoa Nội - Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc) cho hay: F0 được chỉ định điều trị tại nhà thường là không triệu chứng hoặc nhẹ. Những loại thuốc được sử dụng bao gồm:
+ Thuốc hạ sốt có chứa thành phần paracetamol với liều dùng từ 10-15mg/kg cân nặng sử dụng khi sốt từ 38,5 độ C trở lên, thời gian từ 4-6 giờ/viên nếu sốt lại.
+ Vitamin C, vitamin tổng hợp.
+ Nước muối sinh lý.
Đây là những thông tin liên quan mà báo chí đã đăng tải, mọi người có thể tham khảo mà biết. Chứ giờ nhà nhà xông, người người xông mà không biết cách thì chỉ tổ làm khổ mình thôi đó.
Nguồn: Tổng hợp