leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Trong khi chưa có kết luận thanh- kiểm tra của đơn vị chức năng, đã thấy xuất hiện một số bài báo “ khóc” cho Grap về những khoản “lỗ nghìn tỷ” với các lý do rất nhân văn như “ tặng”, “khuyến mại” cho khách hàng và chi phí Marketing…

Thiết nghĩ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng- Bộ Công Thương cần rất cẩn trọng và công tâm chứ không thể chỉ căn cứ vào cái gọi là ‘Báo cáo tài chính’ Grap cung cấp được. Đơn cử với số lượng xe ước tính hiện tại 250.000 xe trong đó có khoảng 180.000 xe GrapBike và 70.000 xe GrapCar ( số liệu năm 2018 của hãng này là 175.000 xe trong đó 120.000 là GrapBike). Nếu tính giá xe máy trung bình là 30 triệu đồng/xe  và xe ôtô là 500 triệu đồng/xe thì tổng tài sản cố định hãng đang sử dụng “miễn phí” lên tới 30.400 nghìn tỷ đồng. Nếu tính chi phí lãi vay ưu đãi khoảng 8%/năm và lương lao động phổ thông là 6 triệu đồng/người/tháng thì mỗi năm hãng xe công nghệ này đã ăn ra  21.232 tỷ đồng ( gồm 3.232 tỷ đồng tiền lãi vay và 18.000 tỷ đồng tiền lương cho 250.000  người). 

Không phủ nhận sự tiện lợi của xe công nghệ và việc tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, tuy nhiên rõ ràng là hãng xe đang cạnh tranh “ bất bình đẳng” và không thể “ tính công” cả 250.000 công ăn việc làm điều do Grap tạo nên, vì một phần trong đó Grap đã cướp công việc của nhiều ngành nghề khác.

Dưới một góc nhìn nhân văn khác ta thấy, nắng, nóng, mưa, tắc đường là có thật, tuy nhiên người chịu đựng, khổ sở: ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần, tốn xăng xe hay khấu hao máy móc lại là lái xe… vậy nên hành động thu “phụ phí” của Grap chẳng khác gì “mẹ mìn” chăn dắt những đứa trẻ khổ sở, đói khát đi ăn xin mà xã hội đã và đang tẩy chay, lên án.

Nguồn
Link bài gốc