Ngải cứu là cây trồng khá quen thuộc với người dân Việt Nam, nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày. Ngải cứu có tên gọi khác ngải diệp, thuốc cứu.

Ngải cứu là cây bụi có chiều cao từ 0.4 - 1m. Cây thuộc họ cúc, thân thảo, chu kỳ sống lâu năm, lá cây mọc so le, mặt trên lá cây màu xanh đậm, mặt phía dưới có lông nhung màu trắng. Tất cả các bộ phận trên cây (thân, lá, hoa) đều có công dụng chữa bệnh. Cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu từ 0,20 - 0,34% với thành phần chủ yếu là monoterpen, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol và sesquiterpene...

Có nhiều cách sử dụng rau ngải cứu khác nhau, tùy vào mục đích của người sử dụng, ngải cứu có thể sao khô để sử dụng lâu dài hoặc ăn trực tiếp ngải cứu tươi.

leftcenterrightdel
Không chỉ dùng để chế biến món ăn, ngải cứu còn được sử dụng như một vị thuốc Nam 

Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của ngải cứu bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Tốt cho tiêu hóa

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong rau ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Vì vậy, cây ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngoài ra, rau ngải cứu còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi, tăng cường sự thèm ăn.

Vì 70% hệ thống miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa, nên sử dụng ngải cứu thường xuyên sẽ gián tiếp tăng cường hệ miễn dịchvà cải thiện sức khỏe tổng thể.

Tác dụng chữa bệnh của ngải cứu - làm dịu cơn đau

Cây ngải cứu có chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau và chống viêm nên loại thảo mộc này thường được sử dụng để giảm viêm xương khớp. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy dùng kem bôi da có chứa 3% ngải cứu 3 lần mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng đau và chức năng vận động ở những người lớn tuổi bị thoái hóa khớp gối.

leftcenterrightdel

Ngải cứu có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, giảm đau 


Thanh lọc cơ thể


Đây là một trong những tác dụng chữa bệnh của ngải cứu bạn không nên bỏ qua. Nhờ đặc tính tốt cho gan, ngải cứu là một lựa chọn tuyệt vời để giải độc cơ thể. Uống trà ngải cứu hàng ngày sẽ giúp tăng cường chức năng gan, do giúp thúc đẩy quá trình làm sạch máu và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Chống viêm trong cơ thể

Artemisinin, một hợp chất thực vật được tìm thấy trong cây ngải cứu có thể giúp chống lại các phản ứng viêm trong cơ thể. Viêm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Theo các chuyên gia, artemisinin trong ngải cứu có khả năng ức chế cytokine. Đây là những protein do hệ thống miễn dịch của bạn tiết ra để thúc đẩy quá trình viêm.

Ngải cứu có thể làm giảm bệnh Crohn – căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc của đường tiêu hóa. Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện ở 40 người mắc bệnh Crohn cho thấy những người bệnh bổ sung 500mg ngải cứu 3 lần mỗi ngày trong 8 tuần có ít triệu chứng bệnh Crohn hơn và ít phải dùng steroid hơn so với nhóm người dùng giả dược.

leftcenterrightdel
Dùng ngải cứu hàng ngày giúp giảm triệu chứng của bệnh Crohn 

Điều hòa kinh nguyệt

Ngải cứu được xem là thảo dược “vàng” với phụ nữ. Không chỉ giảm đau bụng kinh, ngải cứu còn giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể phơi khô lá ngải cứu sau đó đun sôi với nước để uống hoặc dùng ngải cứu chế biến các món ăn để điều hòa kinh nguyệt.

Mặc dù ăn rau ngải cứu có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng mọi người không nên lạm dụng nó, việc ăn rau ngải cứu quá nhiều hoặc quá thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt đối với cơ thể. Ăn rau ngải cứu nhiều có thể gây ngộ độc dẫn đến tình trạng chân tay run hoặc co giật dẫn đến tổn thương tế bào não. Phụ nữ mang thai, người bị động kinh, người mắc bệnh tim, bệnh thận... nên cẩn trọng khi dùng loại thảo dược này.

Nguồn
Link bài gốc