Nên chọn loại dầu ăn nào cho sức khỏe?
Dầu ăn là loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Mỗi loại dầu đều có công dụng riêng. Vậy những loại dầu nào tốt cho sức khỏe, nên sử dụng thường xuyên?
Dầu ăn thực vật được chiết xuất từ các loại hạt, trái cây, ngũ cốc. Ngoài việc sử dụng trong nấu nướng, dầu thực vật còn dùng để làm bánh và chăm sóc sắc đẹp.
Dầu thực vật ở định lượng phù hợp sẽ cung cấp dinh dưỡng cho sức khỏe, nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa các chất trong cơ thể.
Bởi vậy, hiểu thông số, thành phần của các loại dầu ăn, bạn sẽ biết cách sử dụng hợp lý. Từ đó mới tận dụng được nguồn dinh dưỡng từ dầu thực vật mang lại.
Dầu thực vật nào đang “chiếm sóng” trên thị trường.
1. Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn có tác dụng kháng viêm, giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) và ngăn ngừa một số bệnh mãn tính. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các axit béo trong dầu ô liu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ngoài axit béo, dầu ô liu còn cung cấp omega 3, 6, 9 giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể mà không cần thêm nhiều đạm.
Hiện trên thị trường, dầu ô liu khá đa dạng từ loại extra virgin (nguyên chất) đến dạng pha kết hợp. Dầu ô liu của Olivoila hoặc của La Sicilia đều rất được yêu thích.
Nơi mua: TIKI
2. Dầu mè Ottogi
Dầu mè (dầu vừng) là loại dầu nhiều dinh dưỡng, ứng dụng được đa dạng trong các món ăn và sốt salad. Trên thị trường có nhiều loại dầu mè đến từ các thương hiệu khác nhau nhưng dầu mè của Ottogi được ưa chuộng hơn cả.
Dầu mè Ottogi có màu nâu sóng sánh đẹp mắt, không chứa cholesterol và sử dụng được cho cả người ăn chay. Các món trộn dùng loại dầu mè này rất ngon.
Nơi mua: TIKI
3. Dầu hạt lanh
Dầu hạt lanh rất giàu chất béo không bão hòa và axit béo omega-3 tự nhiên. Thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa vào chế độ ăn uống sẽ góp phần duy trì mức cholesterol trong máu ổn định.
Ngoài ra, dầu hạt lanh cũng cung cấp một lượng protein và chất xơ dồi dào. Chúng có thể làm giảm sự thèm ăn và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Nếu bạn không dùng dầu cá và không có cá béo trong chế độ ăn, dầu hạt lanh có thể là lựa chọn để bổ sung axit béo omega-3. Dùng dầu hạt lanh cũng giúp da mịn màng và duy trì được độ ẩm, đồng thời điều trị một số bệnh viêm da.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh dùng dầu hạt lanh. Bên cạnh đó, những người bị rối loạn chảy máu, bệnh nhân sau phẫu thuật cần tránh dùng loại dầu này.
Nơi mua: LAZADA
4. Dầu hạt nho
Dầu hạt nho là sản phẩm được nhiều chị em nội trợ tin dùng vì khả năng làm đẹp của chúng. Dầu hạt nho chứa hàm lượng omega-6 và vitamin E rất cao, thẩm thấu nhanh qua da nên giúp da mịn màng, săn chắc hơn hẳn.
Loại dầu này được đánh giá là có khả năng chống oxy hóa cực mạnh. Theo các nghiên cứu, vitamin E trong dầu hạt nho gấp 50 lần và vitamin C gấp 20 lần loại thường. Bởi vậy, dầu hạt nho được xem là vũ khí tiềm năng giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và tác hại của ánh nắng mặt trời.
Nơi mua: K-Mart
5. Dầu óc chó
Dầu óc chó được chế biến từ nhân hạt óc chó nguyên chất giúp hương vị của dầu thơm và dậy mùi hơn. Dầu óc chó có thể dùng để trộn salad hoặc thêm vào các món ăn khác để tăng hương vị của món ăn. Chúng là nguồn cung cấp omega và khoáng chất cực kỳ tốt cho trẻ em trong giai đoạn phát triển và cũng hỗ trợ hiệu quả hoạt động của hệ tim mạch cho người già.
Dầu óc chó hiện được bán tại các cửa hàng thực phẩm sạch, chợ thương mại điện tử. Dầu hạt óc chó của Funch hoặc của Pam's đang được nhiều người tin dùng.
Nơi mua: TIKI
Các loại dầu ăn trên đây rất bổ dưỡng và ngon lành, bạn có thể thử cho các công thức nấu ăn của mình.