Theo phản ánh, hệ thống siêu thị Thành Đô thuộc Công ty Cổ phần Trường Hà có địa chỉ tại 352 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Sau những phản ánh của người tiêu dùng và ghi nhận thực tế của PV tại hệ thống siêu thị Thành Đô nhận thấy, đa số sản phẩm may mặc bày bán tại đây không có tem nhãn, tem hợp quy, các sản phẩm nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt.

Bài viết được chia sẻ trên Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn):

leftcenterrightdel
 

Như vậy, theo ghi nhận của phóng viên VietQ, có rất nhiều sản phẩm may mặc bán tại hệ thống siêu thị Thành Đô trên nhãn mác chỉ có những dòng chữ tiếng nước ngoài chứ không có nhãn phụ tiếng Việt để người mua hàng có thể kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, thành phần…

Trước đó, Tài chính Doanh nghiệp (TCDN) đã có bài viết phản ánh “Siêu thị Thành Đô bán hàng không xuất VAT, không rõ xuất xứ”. Cụ thể, siêu thị này bán hàng đều không xuất hóa đơn VAT cho khách. Siêu thị này còn bày bán rất nhiều sản phẩm như đồ chơi, đồng hồ, trang sức nhập khẩu nhưng đều không dán tem mác tiếng Việt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Trả lời phóng viên TCDN, Luật sư Anh Quốc (Văn phòng Luật sư An Quốc) thông tin về các quy định tem nhãn phụ đối với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài: Chính phủ và các Bộ ban ngành đã xây dựng hành lang pháp lý nhằm ngăn chặn tình trạng trên. Cụ thể theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Nhãn hàng hóa quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Ngoài ra nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa.

Đối chiếu theo Khoản 1, Điều 26 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Với những thông tin và căn cứ pháp lý đã nêu trên có thể một phần cho thấy Thanhdo Mart và nhiều siêu thị khác đang kinh doanh trái quy định pháp luật.

Người tiêu dùng nghi ngại liệu những sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ từ đâu? Độ an toàn của các sản phẩm ra sao? Thậm chí có khả năng đây là những sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, trà trộn hoặc nhập lậu? CEO đứng đầu siêu thị lại phát ngôn “không quan tâm” vậy quyền lợi của khách hàng, sức khỏe của khách hàng CEO trên cũng “không quan tâm”? Điều doanh nghiệp này ưu tiên hàng đầu là gì nếu như không phải là đảm bảo sức khỏe cũng như quyền lợi của người tiêu dùng? 


Nguồn
Link bài gốc