Cụ thể:

Mức thu thứ nhất là 30% thu nhập phát sinh từ lượt xem tại thị trường Mỹ đối với các trường hợp đã khai thuế trên hệ thống của Google trong thời hạn đến hết 31/5/2021.

Mức thu thứ hai là 24% tổng thu nhập đối với trường hợp đã quá thời hạn trên nhưng chưa khai thuế trên hệ thống của Google.
Khoản thu với 2 mức này được gọi là thuế nhà thầu, đánh lên các khoản thu nhập đối với các dịch vụ xuyên biên giới, và người phát sinh thu nhập không có quốc tịch, định cư tại Mỹ. Chính vì thế, khoản thu sẽ được thu qua tổ chức, doanh nghiệp chi trả nguồn thu đó cho cá nhân, tổ chức có phát sinh thu nhập, trong trường hợp này chính là Google.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Tại Việt Nam nhiều năm qua đã áp dụng luật thuế nhà thầu đối với các cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp có kinh doanh và phát sinh thu nhập nhưng lại không có pháp nhân hoạt động chính thức tại Việt Nam. Và mức thuế nhà thầu tại Việt Nam hiện nay phổ biến là 10% doanh thu.

Đơn cử, Google về danh nghĩa cũng đóng thuế nhà thầu tại Việt Nam hiện nay khi phát sinh doanh thu quảng cáo. Tuy nhiên khoản thuế nhà thầu 10% đó lại do các đại lí quảng cáo của Google tại Việt Nam nộp thay. Và trên thực tế, khoản thuế nhà thầu 10% đó đã được Google tính vào đơn giá quảng cáo và cuối cùng khách hàng, người tiêu dùng gánh chịu.

Thực tế đây là cách mà các “ông lớn” công nghệ quốc tế vẫn hay hành xử khi khách hàng và người dùng đang phụ thuộc hoàn toàn vào nền tảng độc quyền của họ.

Trong trường hợp các YouTuber Việt, nếu vẫn tiếp tục chọn con đường “chơi” với Google để kiếm tiền bằng việc làm nội dung đưa lên các kênh YouTube, về nguyên tắc họ phải chấp nhận các khoản nộp, khấu trừ như sau: Một là khoản ăn chia với Google/YouTube từ doanh thu quảng cáo, với tỉ lệ lâu nay thường được biết tới 7 (YouTuber)/3 (Google); hai là khoản thuế nhà thầu theo 2 mức 30% và 24% từ tháng 6.2021; và ba là khoản thuế thu nhập phải nộp tại Việt Nam.


Nguồn
Link bài gốc