Như đã đưa tin, sáng nay (10/1), lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phải sơ tán khẩn nhiều người dân sống xung quanh cơ sở sản xuất nước đá trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một do sự cố rò rỉ khí Amoniac. Nhiều người dân sống khu vực xung quanh hít phải khí này dẫn đến tình trạng bị khó thở, thậm chí nôn ói.

Như đã thông tin, sáng 10/1, một vụ rò rỉ khí Amoniac xảy ra tại một cơ sở sản xuất nước đá trên địa bàn TP Thủ Dầu 1 (Bình Dương). Nhiều người dân xung quanh cơ sở này hít phải khí bị rò rỉ dẫn tới tình trạng khó thở, nôn ói. Cơ quan chức năng ngay sau đó đã có mặt và tiến hành sơ tán khẩn cấp các hộ dân xung quanh để đảm bảo an toàn. 

Từ vụ rò rỉ khí khiến nhiều người khó thở, nôn ói, phải sơ tán khẩn ở Bình Dương: Ngoài các cơ sở sản xuất nước đá, Amoniac còn có ở đâu? - Ảnh 1.

Vụ rò rỉ khí Amoniac ở Bình Dương khiến nhiều người dân phải sơ tán khẩn cấp (Ảnh B. Đ.)

Vụ việc khiến dư luận xôn xao, lo ngại về nguy cơ rò rỉ khí gây hại nói chung tại các cơ sở sản xuất, đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư. Vậy ngoài các cơ sở sản xuất nước đá như trong vụ việc vừa xảy ra ở Bình Dương, Amoniac còn có ở đâu, được ứng dụng trong các lĩnh vực nào khác?


Amoniac là gì?

Amoniac lỏng là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là NH3. Ở điều kiện tiêu chuẩn đây là một chất khí độc, có mùi khai, tan nhiều trong nước, ở dạng dung dịch NH4OH là một dung dịch bazo yếu, phân hủy thành khí NH3 và nước.

Amoniac sôi ở nhiệt độ - 33,34 độ C ở áp suất của một bầu khí quyển, do đó amoniac được bảo quản dưới áp xuất hoặc ở nhiệt độ thấp. Đóng băng ở nhiệt độ -77,7 độ C cho tinh thể màu trắng.

Amoniac lỏng công nghiệp thường là 28% NH3 trong nước và được chứa trong bồn bỏng vận chuyển bằng xe ô tô hoặc bình chứa.


Amoniac có ở đâu?

Trong tự nhiên, amoniac được sinh ra do quá trình phân hủy của các hợp chất hữu cơ từ động vật, thực vật và tồn tại với một lượng khá nhỏ ở trong khí quyển.

- Amoniac và một số muối amoni có trong nước biển.

- Muối amoni clorua, amoni sunfat chúng được tạo thành từ sự phun trào của núi lửa.

- Tinh thể amoni bicacbonat xuất hiện tại một số vùng khoáng có chứa soda.

- Amoniac còn được sinh ra từ hoạt động bài tiết hàng ngày của động vật và con người qua đường nước tiểu, bởi vì cơ quan thận sản sinh ra một lượng nhỏ khí amonic.

- Ngoài ra, amoniac cũng được tạo ra từ các nhà máy sản xuất phân ure hoặc từ phản ứng hóa lỏng khí Nito và Hydro ở 400 – 450 o C và áp suất là 200 – 300 atm để sinh ra amoniac lỏng.


Amoniac dùng làm gì?

1. Phân bón

Trên thực tế có đến khoảng 83% amoniac lỏng được dùng làm phân bón vì trong tất cả các hợp chất Nito đều có nguồn gốc từ NH3, rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. 

Năm 2004, của amoniac được sử dụng như phân bón hoặc như là các muối của nó hoặc là giải pháp. Khi áp dụng cho đất, giúp cung cấp năng suất gia tăng của các loại cây trồng như ngô và lúa mì.

Tiêu thụ nhiều hơn 1% của tất cả các năng lượng nhân tạo, sản xuất amoniac là một thành phần quan trọng của ngân sách năng lượng thế giới.

2. Dùng làm thuốc tẩy

Amoniac được dùng trong hộ gia đình là dung dịch NH3 trong nước được sử dụng làm chất tẩy rửa cho nhiều bề mặt. Amoniac lỏng tạo ra ánh sáng rực rỡ. Trong đó, amoniac được dùng để làm sạch thủy tinh, đồ sứ và thép không gỉ, hay được sử dụng để làm sạch lò nướng và ngâm đồ để làm sạch bụi bặm...

3. Trong ngành dệt may

Amoniac lỏng được sử dụng để điều trị nguyên liệu bông, cung cấp cho một tài sản kiềm bóng sử dụng chất kiềm. Đặc biệt, nó được sử dụng để rửa tiền len.

4. Xử lý môi trường khí thải 

Amoniac lỏng được sử dụng trong xử lý môi trường nhằm loại bỏ các chất như Nox, Sox trong các khí thải khí đốt các nguyên liệu hóa thạch như than, đá...

5. Là chất chống khuẩn trong thực phẩm

Amoniac là một chất khử mạnh, Amoniac khan hiện được sử dụng với mục đích thương mại để giảm hoặc loại bỏ nhiễm khuẩn của thịt bò. 

6. Trong công nghiệp chế biến gỗ

Amoniac lỏng được sử dụng trong chế biến gỗ, làm cho màu sắc đậm hơn bởi khí Amoniac phản ứng với tannin tự nhiên trong gỗ và làm thay đổi màu sắc đẹp hơn.


Như vậy, có thể thấy Amoniac được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, do đó nó sẽ có ở các nhà máy, các cơ sở sản xuất tương ứng với các lĩnh vực nói trên. Thông thường, các nhà máy loại này sẽ được đặt ở các khu vực xa trung tâm, thưa dân cư; tuy nhiên theo thời gian với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, rất nhiều cơ sở nằm ngay trong khu dân cư, khu trung tâm thành phố. 

Tại đây, nếu công tác đảm bảo an toàn không được thực hiện nghiêm ngặt, nguy cơ xảy ra thảm họa là thực sự hiện hữu.

Tác hại của amoniac

Khí amoniac ở nồng độ đậm đặc vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

Hít phải: Gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp. Chính điều này sẽ làm phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp, bởi vì amoniac có tính ăn mòn rất cao. Tiếp xúc trực tiếp: Khiến da, mắt, họng, phổi có thể bị bỏng rất nặng. Những vết bỏng có thể gây mù vĩnh viễn, bệnh phổi, hoặc thậm chí bị tử vong. Nuốt phải: Nếu vô tình nuốt phải amoniac đậm đặc có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, gây nôn.

Xử lý khi ngộ độc amoniac ra sao?

Amoniac với nồng độ cao rất độc với con người, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý khi tiếp xúc và bị ngộ độc khí amoniac. Sau đây là cách xử lý hiệu quả nhất:

Khi hít phải khí amoniac, cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng khí, cởi sạch quần áo bị dính amoniac. Súc miệng với nước sạch trong trường hợp nuốt phải amoniac, uống 1-2 cốc sữa ngay sau đó. Nếu tiếp xúc với dung dịch amoniac thì cần rửa sạch amoniac dính trên da, rửa mắt sạch với nhiều nước. Sau cùng, hãy đưa nạn đến trạm y tế hoặc bệnh viện để cứu chữa kịp thời.

 

 

Nguồn
Link bài gốc