Với nhóm dầu ăn, giá nguyên liệu đầu vào tăng 120% so với năm trước đó và 30% so với đầu năm. "Chúng tôi đang rất đau đầu cân đối chi phí để chỉ tăng ở mức thấp nhất. Sau khi tính toán và gồng gánh mọi chi phí thì công ty quyết định tăng mỗi lít dầu thêm 1.000-2.000 đồng tuỳ loại", đại diện một doanh nghiệp dầu ăn nói.

Còn nhóm bia, theo các doanh nghiệp sản xuất, giá lúa mỳ thời gian qua tăng cao, đẩy nguyên liệu này tăng thêm 10-20% so với đầu năm.

Với sữa, đầu tháng 3, Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A, đơn vị nhập khẩu và phân phối sữa Abbott cũng thông báo tăng giá 45 mặt hàng của nhãn hiệu Abbott Grow, Similac, Pediasure. Trước đó, Công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam tăng 5% giá bán lẻ 21 sản phẩm sữa dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 0-6 tuổi.

Có thể là tranh biếm họa về văn bản cho biết 'THÔNG BÁO, GIÁ XĂNG TIẾP TỤC TĂNG CẠO cỨ TĂNG THOẢI MÁI. BỌN XE MÁY XE HƠI MỚI LO, CHỨ MÌNH ĐI XE ĐẠP LO XĂNG LÊN ĐỒ LÊN NÊN ÔNG PHẢI LÊN GIÁ ANH THԔNG CẢM, XĂNG LÊN NÊN EM CŨNG PHẢI BÁN GIÁ MỚI 06660 NGHĨ SAO 300K, TÔI KO BẰNG MƯƠI LÍT XĂNGÀ! TIỀNÍTMÀ XIN LỖI, XĂNG LÊN NHÌN TƯỚNG NÊN SỐ TIỀN CỦA ANH BIẾT 5PH GIỜ CHỈ THUÊ PHÒNG RỒI BÀY ĐẶT ĐC NỬA GIỜ THÔI THUÊ 1GIỜ... truyencoremix'

Từ tháng 3, nhiều loại mỳ tôm cũng đã tăng giá 10%. Trong đó Omachi, Hảo Hảo, Đệ Nhất... tăng từ 1.000-2.000 đồng một gói.

Lãnh đạo một doanh nghiệp về ngành hàng tiêu dùng ở TP HCM cho biết buộc phải điều chỉnh giá bán sỉ và lẻ. Chi phí nhân công tăng cao, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào quý I tiếp tục tăng 20% so với hồi đầu năm và tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Acecook Việt Nam cho biết, hiện nay chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu và vận chuyển đều tăng. Acecook Việt Nam đã cố vượt qua nhiều đợt tăng giá khác nhau đến nay buộc phải tăng giá bán và áp dụng từ 1/3.

Một vài doanh nghiệp khác chưa tăng giá nhưng cho biết "đây là điều khó tránh khỏi" khi phải chịu áp lực tương tự.

Không có mô tả ảnh.

Ông Trương Chí Thiện - Tổng giám đốc Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt - cho biết, sau 7 đợt giá xăng dầu liên tiếp đi lên cộng giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, các đối tác cung cấp nguyên liệu đã thông báo kế hoạch tăng giá. "Tất cả mối cung cấp nguyên liệu từ bao bì, hộp đóng gói cho tới giá thức ăn đều báo tăng 10-20%. Với đầu vào tăng cao, công ty đang lỗ 100-200 đồng một trái trứng", ông Thiện nói.

Công ty này chưa thể tăng giá để bù lỗ vì đã ký kết với chương trình bình ổn thị trường (cam kết trước và sau tết một tháng không tăng giá). Nhưng ông Thiện tính toán, đầu tháng 4 khi bước sang chương trình bình ổn mới sẽ xin Sở Tài chính TP HCM cho điều chỉnh giá. "Mọi thứ đều tăng, tạo áp lực rất lớn lên doanh nghiệp. Đầu tháng 4, giá trứng cũng sẽ buộc phải tăng theo", ông Thiện chia sẻ.

Cùng với thực phẩm, xăng, gas tăng vọt, theo các doanh nghiệp sản xuất, giá nguyên liệu ngành dệt may, thép, gỗ... cũng đang đi lên "chóng mặt". Đặc biệt, giá thép và gỗ những ngày qua liên tục tạo đỉnh mới.

Ngày 10/3, các doanh nghiệp tăng giá thép xây dựng thêm 250-810 đồng một kg so với 4 ngày trước đó. Từ đầu tháng 3 đến nay, giá thép đã tăng 4 lần liên tiếp, riêng loại thép xây dựng đã vượt mốc 18.000 đồng một kg.”

Nguồn VNE

Nguồn
Link bài gốc