Một shophouse nữa vừa từ giã VHCP. 

Mặc dù đây là brand hủ tiếu nổi tiếng tại Sài Gòn, nhưng việc trụ lại phải chăng là quá khó khăn?! Có thể vì thua lỗ, nhưng cũng có thể là lợi nhuận mang lại không tương xứng với công sức đầu tư, tiềm năng về lâu dài là không có.. nên vì vậy sau nửa năm thử sức thị trường, brand này đã sáng suốt rút lui. Vì sao gọi là “sáng suốt”, vì với hơn 50% dân số người miền ngoài, hủ tiếu không phải là sự lựa chọn số 1, mà phải là phở, bún chả, bún ngan...

Lưu ý là người miền Nam rất thích ăn món Bắc nhưng không đúng với chiều ngược lại. Hiền Lành, Món Ngon HN, Cơ khí HN.. mặc dù “lên sóng” đôi lần về dịch vụ nhưng vẫn hoạt động tốt. Bún Bò An Hoà, Asia Bistro... có lợi thế là những quán đầu tiên nên được chú ý nhiều hơn. Vì vậy họ có lượng khách ổn định. Nhớ lúc mới bàn giao những toà đầu tiên, mỗi khi có 1 quán khai trương là không khí trên các group cư dân sôi nổi như có sự kiện lớn. Ưu thế này cũng có thể vận dụng vào Ba Son, hiện nay đang rất khát quán ăn.

Thực ra shophouse thời mới bàn giao như C1 giá thuê tầm 2.500 usd- 3.200 usd/ tháng, thậm chí có căn chỉ 2.000 usd. C2, P1 giá nhích lên nhưng cũng tầm 3.200-4.000 (không tính căn view ra sông). Mức thuê như vậy hợp lý với giá bán shophouse của chủ đầu tư 10-15 tỷ/ căn. Điều đó cũng hợp lý luôn khi so với căn hộ 4PN C1, C2, P1 giá gốc 8-10 tỷ cho thuê tầm 1.700- 2.500 usd/ tháng. 

Thế nhưng, thị trường shophouse VHCP đã bị thao túng. Nhóm đầu cơ từ HN vào dùng nhiều chiêu trò đẩy giá cho thuê lên, tiếp theo là giá bán. Shophouse như quả bóng, chuyền qua chuyền lại, mỗi đường chuyền giá nâng lên vài tỷ. Mua vào tuần này tuần sau bán ra cầm chắc lời 2-3 tỷ. Những căn giá gốc tầm 10-14 tỷ giờ lên hai mấy gần ba mươi tỷ. Và đúng như dự báo, khi giá đã đỉnh giao dịch mua bán ngưng hẵn lại. Người ôm hàng cuối cùng là hồi hộp nhất. Hồi hộp vì hiện giá cho thuê vẫn rất cao, nhưng nếu shop cứ lũ lượt ra đi thì giá cho thuê phải down xuống, kéo theo giá trị shophouse sẽ giảm không phanh. 

Một điều nghịch lý là giá thuê mặt bằng trong L81 thấp hơn giá thuê nhiều căn shophouse ngoài (tính trên m2). Và đi ăn nhiều quán trong L81 lại rẻ hơn ăn ngoài shophouse. 

Không trách shophouse phải làm giá menu cao vì giá thuê quá cao. Hiện nay theo nhận xét của các chuyên gia đầu tư, hơn 70% shophouse hiện giờ cầm cự chịu lỗ hoặc không có lợi nhuận, lợi nhuận nằm hết vào túi chủ nhà cho thuê shop. Theo một chủ quán ăn tại VHCP, khoảng 80-90% quán ăn tại VHCP là chủ chưa từng kinh doanh ẩm thực trước đó. Nhiều người không biết rằng, tỷ lệ thành công đối với người kinh doanh ẩm thực tay ngang là rất khó. Chẳng hạn Bùi Viện là nơi có lượng khách vãng lai cực đông nhưng 10 quán mở ra cũng 7-8 quán sập tiệm. Kinh doanh tại chung cư thực ra rất dễ ở mặt tiếp cận khách hàng, nhưng để có lợi nhuận lại là một chuyện khác. 

Bên cạnh giá thuê cao, người kinh doanh tại shop còn đối mặt với nhiều quy định ngặt nghèo, thậm chí vô lý về quảng cáo, tiếp thị. Chẳng hạn cấm nhân viên đứng trước shop đón chào khách, hạn chế bảng hiệu. Không có chỗ đặt bàn ghế ngoài trời... Chính vì điều này mà một loạt những brand khá có tiếng trên thị trường bỏ lơ nơi đây. Điều này không có lợi cho thương hiệu CĐT và lợi ích người tiêu dùng.

VinCity quận 9 chưa mở bán, nhưng thông tin chỉ có tổng cộng chỉ có 700 căn shop đã được truyền đi. Dân đầu cơ nhạy lắm! Cộng với việc kết nối với “tay trong tay ngoài”, shophouse dự kiến được định giá cao ngút (thậm chí có tin là cao xuýt soát giá shop Central Park, khoảng 8- 9tỷ/ căn). Giới đầu tư cơ hội sẽ vẫn biết cách tạo sóng.

Nhưng về lâu dài chứa đựng nhiều rủi ro rất cao. Liệu đối tượng cư dân VinCity thu nhập không dư dã gì, chủ yếu chắt bóp để mua căn nhà đầu tiên trong đời, họ có bỏ tiền trên 70-80k ăn một tô phở như ở Central Park không? Dĩ nhiên là không! Mà shophouse hàng chục tỷ mà bán một tô phở như thị trường chung Q9 thì cầm chắc lỗ. Một điều nên nhớ là giá tiêu dùng q9 cực thấp. Admin từng đi tham quan VinCity ghé vào quán hủ tiếu đông khách trên đường NDT, ăn tô hủ tiếu + ly nước mía lúc tính tiền .. hết hồn luôn, 30k tổng cộng!! 

Nguồn
Link bài gốc