Hộ chiếu vắc-xin xuất hiện trên thị trường chợ đen

Năm 2021, sáng kiến “hộ chiếu vắc-xin” Covid-19 được đưa ra nhằm để giúp người tiêu dùng đi du lịch trong thời gian đại dịch dễ dàng hơn. Tấm giấy thông hành này cũng là sự kỳ vọng của các quốc gia giúp hồi sinh ngành du lịch đang bên bờ vực thẳm. Tuy nhiên, hiện nay “hộ chiếu vắc-xin” giả lại đang được rao bán tràn lan trên thị trường chợ đen khiến người tiêu dùng đang lo ngại về việc xác thực của nó.

leftcenterrightdel
 Hộ chiếu vắc-xin được xem như tấm giấy thông hành đi lại dễ dàng trong mùa dịch

BBC đưa tin, giấy chứng nhận tiêm chủng ngừa Covid-19 giả có giá chỉ 150 Đôla và mua dễ dàng trực tuyến.

Thị trường hộ chiếu vắc-xin Covid-19 giả đang hoạt động mạnh đến nỗi, các nhà chức trách của các quốc gia đang cảnh báo và xem xét lại hiệu lực của tấm giấy này.

Một số quốc gia như Iceland đến Israel đã bắt đầu dỡ bỏ quy định thả lỏng đối với những người đã chứng minh được phép đến các địa điểm giải trí hoặc qua biên giới thông qua hộ chiếu vắc-xin.

Ông Beenu Arora - Giám đốc công ty tình báo mạng Cyble cho biết “Nhiều người đang cố gắng đi khắp thế giới bằng cách trưng ra một tờ xác nhận đã tiêm chủng giả. Và điều này có thể đặt tính mạng của người khác vào nguy hiểm”.

Ông Arora cho biết, ông đã phát hiện có hàng trăm web đen rao bán hộ chiếu vắc-xin giả và nó có giá vô cùng rẻ mạt, chỉ với giá 12 Đôla. Lượng mua thì ngày một tăng chóng mặt.

Hộ chiếu vắc xin là cách nói chỉ những hình thức yêu cầu người đi du lịch chứng minh đã được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đầy đủ. Hiện chưa có bằng chứng chắc chắn là người đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 không làm lây lan virus cho người khác.

Web đen nằm ngoài vùng của các công cụ tìm kiếm, người truy cập vào đây cũng chủ yếu ẩn danh và thanh toán bằng tiền điện tử, do đó rất khó để phát hiện.

Một nhân viên an ninh mạng khác cũng cho hay, đã tìm thấy rất nhiều đường dẫn quảng cáo của web đen mua bán hộ chiếu vắc xin giả ở các quốc gia như Mỹ, Nga… Thậm chí, tấm giấy này cũng đã xuất hiện trên các web thường và các trang thương mại điện tử.

Tuần trước, 45 quan chức tư pháp hàng đầu tại Mỹ đã ký thư kêu gọi Twitter, eBay và Shopify khẩn trương hành động nhằm ngăn chặn các nền tảng của họ bị lợi dụng để bán giấy chứng nhận tiêm vắc-xin Covid-19 giả mạo.

Sau thư kêu gọi, eBay cho biết họ đang rà soát loại bỏ và thực hiện các quy định để ngăn chặn hành vi tổn hại đến sức khỏe này. Trang mạng xã hội Twitter tuyên bố không cho phép việc bán các giấy chứng nhận tiêm vắc-xin giả mạo trên nền tảng của hãng và đã có biện pháp xử lý khi phát hiện các trường hợp buôn gian bán lận. Về phía Shopify vẫn chưa có bình luận gì.

FBI cũng khuyến cáo mọi người không nên đăng giấy tờ chứng minh đã tiêm chủng lên mạng xã hội vì kẻ gian có thể dùng để làm giả tài liệu.

Các chuyên gia cho rằng, hiện nay với nhiều công cụ chỉnh sửa thì việc làm giả giấy tờ quá dễ dàng. Nếu muốn đảm bảo giấy tờ tiêm chủng không bị làm giả thì nên mã hóa bằng QR. Phương pháp này đang được áp dụng ở Israel.

Cách thức Việt Nam chấp nhận hộ chiếu vắc-xin

Hiện Việt Nam đang làm việc với các nước trên thế giới về việc chấp nhận “hộ chiếu vaccine” thông qua mã QR-code.

Cách thức này dựa vào 2 dữ liệu cơ bản: Số thẻ Bảo hiểm y tế hoặc chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân. Khi đến, người dân cung cấp thông tin cá nhân để được kiểm tra trên hệ thống xác nhận. Sau khi tiêm đủ 2 mũi, hệ thống thông tin sẽ được cập nhật lên mã QR-code, xác thực cho người dân. Khi đi ra nước ngoài, người dân được quét mã QR-code, truy cập vào đúng nguồn dữ liệu, xác thực thông tin các mũi tiêm của người dân. Vì vậy các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.

Về việc nhiều quốc gia chấp nhận hộ chiếu vắc-xin là giấy thông hành đi lại, Tổ chức Y tế Thế giới WHO tỏ quan điểm không đồng tình. Người phát ngôn của WHO, cho biết: "Ở thời điểm này, WHO khẳng định chúng tôi không muốn hộ chiếu vắc xin (chứng nhận đã tiêm vắc xin) trở thành một yêu cầu để cho phép người dân xuất cảnh, nhập cảnh".

Bà khẳng định WHO và các chuyên gia y tế không thể chắc chắn liệu người đã tiêm vắc xin có không làm lây lan virus gây bệnh Covid-19 hay không. Ngoài ra, yêu cầu về hộ chiếu vắc xin cũng đặt ra câu hỏi về việc phân biệt đối xử với những người không có điều kiện tiêm vắc xin vì lý do này hay lý do khác.

Nguồn
Link bài gốc