1. VINFAST ‘ BỎ CON GIỮA CHỢ’ NGƯNG SẢN XUẤT Ô TÔ XĂNG TỪ 2022
Tháng vừa qua, VinFast đã khiến cả cộng động ô tô ở Việt Nam và quốc tế ngỡ ngàng khi tuyên bố từ cuối năm 2022, Vinfast sẽ dừng sản xuất xe xăng và tập trung toàn bộ nguồn lực vào sản xuất xe điện.
Động thái này của hãng tuy nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ giới chuyên gia trên toàn cầu vì tính chiến lược bắt kịp xu thế nhưng lại gây ra không ít nỗi hoang mang, lo lắng cho các khách hàng đang sở hữu dòng xe xăng của Vinfast, nhiều nhà bán lẻ còn cảm thấy bất bình khi những chiếc xe Vinfast bỗng chốc hóa thành ‘ đồ cổ’ làm việc kinh doanh khó khăn hơn rất nhiều. Về việc này, hãng đã có tuyên bố khẳng định rằng mọi quyền lợi của khách hàng sẽ được đảm bảo và cam kết phục vụ hết vòng đời sản phẩm.
Từ khi ra mắt đầu tiên tại triển lãm CES 2022 đến nay, dòng xe điện của Vinfast đã gặt hái được rất nhiều thành công trên thị trường xe điện với những con số đáng ngưỡng mộ. Với 24,308 đơn đặt hàng và mức giá leo lên top đầu tại thị trường xe SUV/CUV của Mỹ, Vinfast đã hoàn toàn khẳng định được vị thế của mình trên toàn cầu.
2️. TÂN HOÀNG MINH BỎ CỌC LÔ ĐẤT TỶ ĐÔ, THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN GIÁN ĐOẠN
Một trong những cái tên gần đây đã khiến giới báo chí tốn rất nhiều giấy mực chính là Tân Hoàng Minh - một tập đoàn kinh doanh bất động sản hàng đầu Việt Nam.
Ngày 10/12/2021, tập đoàn này đã trúng đấu giá lô đất 3-12 ở khu đô thị mới Thủ Thiêm với mức giá cao bất thường 24,500 tỷ đồng (tương đương hơn 2.4 tỷ đồng/m2). Tuy nhiên, tập đoàn này lại không hoàng thành giao dịch mà lại đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá vào ngày 10/01/2022 với lý do rằng việc giao dịch thành công sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Việc đơn phương hủy hợp đồng không những đã khiến Tân Hoàng Minh mất khoản tiền đặt cọc lên tới 588.5 tỷ đồng mà còn gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Cụ thể, hành động sau vụ việc này đã khiến nhiều cổ phiếu bất động sản bám sàn la liệt và khiến giá nhà đất tại khu vực Thủ
Thiêm tăng đột biến, thậm chí có khu vực còn tăng đến 40%, dẫn đến thị trường bị đóng băng.
Do đó, thị trường đang tồn tại một nghịch lý: Giá tăng nhưng thanh khoản lại thấp, rất ít giao dịch.
3️. CHỦ TỊCH FLC TRỊNH VĂN QUYẾT ‘BÁN CHUI’ CỔ PHIẾU, NHÀ ĐẦU TƯ KHÓC HẾT NƯỚC MẮT
Trong phiên giao dịch ngày 10/01/2022, ông Trịnh Văn Quyết - chủ tịch tập đoàn FLC - đã bán thành công 74.8 triệu cổ phiếu, khiến cổ phiếu giảm từ giá trần là 24,000 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 21.000 đồng/cổ phiếu trong vỏn vẹn 5 phút.
Điều đáng nói ở đây là ông Quyết không hề thực hiện công bố thông tin cho các nhà đầu tư cũng như không hề báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Vụ “bán chui” này đã giúp ông Quyết thu về 1,580 tỷ đồng nhưng lại gây ra hậu quả nặng nề đối với cộng đồng nhà đầu tư.
Trước vụ việc này, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã ra quyết định hủy giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu của ông Quyết. Đồng thời, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng đã tiến hành phong tỏa mọi tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết. Ngoài ra, ông Quyết cũng sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tối đa và có thể chịu thêm chế tài bổ sung.