ACB công bố lãi suất tiền gửi giá trị trên 30 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng là 7,4%, cao nhất thị trường. Đây cũng là điều kiện thấp nhất trong số các ngân hàng công bố lãi suất đặc biệt. Với khoản tiền gửi dưới 30 tỷ đồng, lãi suất là 6,6%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, 5,7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Một số ngân hàng khác như Techcombank cũng công bố lãi suất đặc biệt 7,1%/năm, MSB 7%/năm, LienVietPostBank với 6,99%/năm, HDBank với 6,95%/năm... với các điều kiện riêng áp dụng cho các khoản tiền gửi giá trị lớn trên 200-300 tỷ đồng với kỳ hạn 12-13 tháng.

Tháng này, OCB quyết định dừng áp dụng theo biểu lãi suất cơ sở như nhiều tháng trước đây. Do đó, khách hàng không còn được hưởng lãi suất đặc biệt. Ngân hàng này từng công bố lãi suất huy động cao nhất là 8,2%/năm khi gửi tiền giá trị trên 500 tỷ đồng, kỳ hạn 13 tháng. Khoản tiền gửi 12 tháng với điều kiện tương tự hưởng lãi suất 8,1%/năm. Với các khoản tiền dưới 500 tỷ đồng, ngân hàng sẽ trả lãi suất 6-6,1% cho kỳ hạn 12 hoặc 15 tháng. Tuy nhiên,

Với khoản tiền gửi thông thường tại các ngân hàng, lãi suất thường thấp hơn 1-2,5% với cùng kỳ kỳ hạn, phổ biến là 5,12-6,8%/năm. Cá biệt tại Techcombank, lãi suất tiền gửi cuối kỳ cao nhất cho khách hàng ưu tiên ở mức 4,4-4,8%, thấp nhất trong số các ngân hàng tư nhân Việt Nam. Nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh Vietcombank có lãi suất 12 tháng 5,5%/năm, các ngân hàng còn lại đều để lại suất 5,6%/năm.

leftcenterrightdel
Lãi suất tiền gửi thông thường tại các ngân hàng. Nguồn: Tổng hợp. 

Một số ngân hàng giảm lãi suất

Trong tháng 8, nhiều ngân hàng thông báo hạ lãi suất huy động tiền gửi. Đơn cử, Techcombank giảm loạt lãi suất tại tất cả cả kỳ hạn 0,1 điểm phần trăm. Lãi suất tiền gửi 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm về 2,35-2,95%. Lãi suất tiền gửi trên 6 tháng dưới 12 tháng giảm về 3,8-4,2%. Lãi suất tiền gửi 12 tháng giảm 0,1 điểm phần trăm về 4,4-4,8%.

Một ngân hàng khác là Sacombank cũng hạ lãi suất tiền gửi từ 19/8 với mức giảm 0,2-0,4 điểm phần trăm. Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng giảm 0,2-0,3 điểm phần trăm xuống 2,9-3%/năm. Lãi suất trên 6 tháng dưới 12 tháng giảm 0,3-0,4 điểm phần trăm xuống 4,4-4,5%/năm. Lãi suất 12 tháng giảm -,3 điẻm phần trăm xuống 5,3%/năm. Lãi suất 13 tháng giảm 0,5 điểm phần trăm từ 6,3% xuống 5,8%.

Hai tại Lienivetpostbank, ngân hàng này cũng giảm đồng loạt lãi suất 6 tháng từ 4,2 xuống 4%, kỳ hạn trên 6-dưới 12 tháng giảm 0,4 điểm phần trăm từ 4% xuống 4%.

Các ngân hàng còn lại lãi suất không có nhiều thay đổi, duy trì ở mặt bằng thấp. So với trước đại dịch mặt bằng lãi suất huy động giảm 1,5 -2%.

Thanh khoản vẫn dồi dào được cho là một trong những nguyên nhân khiến ngân hàng hạ lãi suất. Tuần trước, lãi suất liên ngân hàng giảm 6-7 điểm cơ bản, kết tuần ở 0,9% cho kỳ hạn qua đêm và 1,04% cho kỳ hạn 1 tuần. Thị trường mở không phát sinh giao dịch mới và các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn tiếp tục được thực hiện giúp nguồn cung VND được cải thiện.

Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất đầu vào cũng là cơ sở để các ngân hàng hạ lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

leftcenterrightdel
Một số ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi, trong bối cảnh giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: B.L 

Vừa qua, NHNN tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) vừa cắt giảm chi phí hoạt động tối đa để tạo điều kiện giảm lãi suất và chia sẻ lợi nhuận của NHTM để giảm lãi suất cho doanh nghiệp hiện nay. Thực hiện chỉ đạo này, Hiệp hội Ngân hàng (16 NHTM) có quy mô lớn nhất đã nhất trí và cam kết sẽ tiếp tục giảm lãi suất tiếp cho các nhóm đối tượng trên tinh thần "khó khăn ít thì giảm ít, khó khăn nhiều thì giảm nhiều". Các NHTM đã cam kết từ nay đến cuối năm sẽ giảm thêm lãi suất gần 20.500 tỷ đồng.

4 NHTM có vốn Nhà nước gồm Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank đã đồng thuận và nhất trí sẽ giảm lãi suất vay thêm mỗi ngân hàng khoảng 1.000 tỷ đồng. Tổng cộng 4 ngân hàng sẽ giảm thêm 4.000 tỷ đồng cho một số địa phương như TP HCM, Bình Dương, một số tỉnh đang thực hiện Chỉ thị 16 hiện nay.

Ở khối ngân hàng thương mại tư nhân, Sacombank công bố giảm lãi suất 1%/năm cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay thuộc các ngành nghề chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 như du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng - khách sạn - nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế… đồng thời tiếp tục ưu đãi/miễn phí dịch vụ, cơ cấu nợ và điều chỉnh giảm khung lãi suất cho vay.

Ngoài ra, Sacombank cũng đang triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá đến 10.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4%/năm, thời hạn vay tối đa 6 tháng dành cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

TPBank cũng đã xây dựng các chương trình, các gói miễn giảm lãi suất cho khách hàng trong 6 tháng cuối năm với tổng số dư nợ hỗ trợ ước tính gần 45.000 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ giảm lãi suất từ 0,5 - 1,2%/năm cho các khách hàng doanh nghiệp hoạt động gặp khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19. Tổng dư nợ được nhận hỗ trợ lãi suất của nhóm khách hàng này ước tính vào khoảng 18.188 tỷ đồng. Gần 26.300 tỷ đồng dư nợ của các khách hàng cá nhân cũng nhận được giảm lãi suất 1%/năm.

BacABank cũng thông báo giảm lãi suất tối đa lên tới 2,2%/năm tuỳ theo mức giảm sút doanh thu của doanh nghiệp.

MSB công bố tiếp tục dành gói tín dụng gần 20.000 tỷ đồng với mức lãi suất ưu đãi đồng hành cùng khách hàng. Với khách hàng cá nhân, MSB giảm lãi suất tới 3%/năm đối với khách hàng vay vốn phục vụ kinh doanh (hộ kinh doanh) và giảm 1%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, mua nhà. Đây là đợt giảm lãi lớn của MSB trong năm 2021 với tổng hạn mức gần 5.000 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ cho nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi và phát triển kinh doanh.

 

Nguồn Người Đồng Hành
Link bài gốc

https://ndh.vn/tien-te/lai-suat-tiet-kiem-ngan-hang-nao-cao-nhat-1298043.html