Theo Tiêu dùng Việt Nam chia sẻ, trong kết luận của Thanh tra Chính phủ số 2099/BC-TTCP ngày 2-12-2020, sai phạm của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) không chỉ là bốn lần làm trái chỉ đạo của Thủ tướng. Doanh nghiệp này đã hai lần lập hồ sơ khống để vay tiền ngân hàng.

leftcenterrightdel
Bài đăng trên Tạp chí Tiêu dùng 

Theo đó, Thanh tra Chính phủ phát hiện Vinafood 2 và Công ty Việt Hân Sài Gòn lợi dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với khu đất tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM để để lập dự án “khống”, rồi mang đi thế chấp ngân hàng và vay tiền trái luật.

Vinafood 2 không triển khai đầu tư dự án trên đất được giao như cam kết trong giai đoạn từ 2010 – 2015. Doanh nghiệp này đã sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BB971073 của bốn lô đất để vay 518 tỉ đồng từ Ngân hàng Techcombank để trả nợ cho các công ty con.

Vụ lập hồ sơ khống thứ hai được thực hiện như sau: Bốn lô đất tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh được Công ty Việt Hân Sài Gòn mua lại. Sau đó Việt Hân Sài Gòn lập hồ sơ dự án đầu tư khống mang tên The Goldmark Preminum Tower. Các công ty trong dự án này đã ký hợp đồng tín dụng ngắn hạn với một trong các chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và được giải ngân ngay khoảng 6.308 tỉ đồng.

Khoản vay này được Công ty Việt Hân Sài Gòn chi cho các công ty con, gồm: Công ty cổ phần Bạch Minh Long, Công ty cổ phần Supreme Power, Công ty cổ phần Đầu tư Thuận Nha, Công ty cổ phần Clover Peak, Công ty cổ phần Đầu tư Thanh Man, Công ty cổ phần Đầu tư Song Phú.

Khi các khoản vay và lãi trả cuối kỳ này đến hạn sẽ được chuyển sang chi nhánh ngân hàng khác để giải ngân và cho vay mới. Chiêu này được lặp đi lặp lại nhiều lần, số tiền vay lần sau lớn hơn lần trước.

Bên cạnh những dấu hiệu góp vốn trái luật, Thanh tra Chính phủ phát hiện việc Vinafood2 và đơn vị liên danh là Công ty Việt Hân Sài Gòn lợi dụng GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại 4 khu đất vàng để lập dự án khống, vay tiền ngân hàng trái luật hàng ngàn tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Bài đăng trên VnMedia. 

Dự án khống lấy tên The Goldmark Prenium Tower đã thế chấp bảo đảm cho nhiều khoản vay vốn trực tiếp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), giải ngân trái phép nhiều lần.

Cụ thể Bà Trương Thị Cẩm Giang – Chủ tịch HĐTV đại diện pháp luật của Công ty Việt Hân Sài Gòn ký hợp đồng thế chấp tài sản với Ngân hàng SCB chi nhánh Phạm Ngọc Thạch bằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BB 971073 của 4 cơ sở có tổng giá trị tài sản bảo đảm thuộc dự án The Goldmark Prenium Tower do Công ty Việt Hân Sài Gòn làm chủ đầu tư là 7,251 nghìn tỷ đồng.

SCB đã giải ngân 5,37 nghìn tỷ đồng trong cùng một ngày 17/8/2017.

Mảnh đất trên tiếp tục được Việt Hân Sài Gòn ký hợp đồng thế chấp tài sản với SCB Phạm Ngọc Thạch để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 7 hồ sơ khách hàng vay ngắn hạn với cùng mục đích vay vốn “bổ sung vốn để thực hiện thi công dự án The Goldmark Prenium Tower giai đoạn 1”. SCB chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đã giải ngân hơn 6,3 nghìn tỷ đồng trong cùng ngày 29/8/2018.

Việc vay vốn hàng nghìn tỷ đồng sau đó chuyển sang chi nhánh ngân hàng khác giải ngân như cho vay mới khi các khoản vay và lãi trả cuối kỳ này đã hết hạn là vi phạm các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chính sách tín dụng, Quy trình lõi cấp tín dụng, Quy chế phán quyết cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP.

Dư luận đặt câu hỏi hoài nghi về vai trò của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB). Liệu việc giải ngân nhiều lần số tiền hàng nghìn tỷ đồng tại chi nhánh SCB Phạm Ngọc Thạch có là đúng luật? SCB liệu có chịu trách nhiệm liên đới khi giải ngân nhiều lần hàng ngàn tỷ đồng cho vay? Thiết nghĩ đó là câu hỏi lớn mà dư luận cần lời giải đáp.


Nguồn
Link bài gốc