Á quân đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản đang trở thành xu hướng của nhiều tổ chức tín dụng trong vài năm gần đây. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng không ngoại lệ.

leftcenterrightdel
 

Trong năm 2021, MB đứng ở vị trí Á quân trong Top 10 ngân hàng thương mại (không kể các ngân hàng có vốn nhà nước) đầu tư vào trái phiếu nhiều nhất với 42.962 tỷ đồng, chiếm 7,08% tổng tài sản, chỉ sau Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với 62.809 tỷ đồng (chiếm 11,04% tổng tài sản).

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đứng trong Top 3 nhưng giá trị đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp thấp hơn rất nhiều MB, đạt 27.782 tỷ đồng, bằng 64,7% MB.

Đứng thứ tư là Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ngân hàng này rót 18.577 tỷ đồng vào kênh trái phiếu, bằng 43,2% tại MB. Đứng thứ năm là Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) với 10.214 tỷ đồng, chỉ bằng 23,77% tại MB.

Khép lại Top 10 là các đơn vị: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) với 9.503 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) với 7.624 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) với 6.148 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) với 6.097 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) với 3.039 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau nhiều biến động trên thị trường trái phiếu, động thái các tổ chức tín dụng rót vốn vào kênh này đã vào tầm ngắm của cơ quan chức năng.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong các công điện về tăng cường quản lý giám sát, thanh tra, kiểm tra thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng trong hệ thống.

Theo đó, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã lên kế hoạch thanh tra 8 ngân hàng thương mại gồm Techcombank, HDBank, TPBank, SHB, PVCombank, VietBank, SeaBank, Baoviet Bank.

Quán quân trái chủ DN BĐS

Dù chỉ là “Á quân” trái phiếu doanh nghiệp nhưng MB lại là “Quán quân” trái chủ tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc.

Tại thời điểm cuối năm 2021, tổng nợ phải trả tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc lên đến 160.660 tỷ đồng, tăng 48.056 tỷ đồng, tương đương 42,7% so với cuối năm 2021, cao gấp 3,9 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 79,6% tổng nguồn vốn công ty.

Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng từ 14.544 tỷ đồng lên 19.088 tỷ đồng, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng từ 34.357 tỷ đồng lên 41.431 tỷ đồng. Như vậy, tổng nợ vay tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc đạt 55.975 tỷ đồng, cao gấp 1,4 lần vốn chủ sở hữu Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc.

Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc phụ thuộc khá nhiều vào kênh trái phiếu.

Hồi cuối năm 2021, trái phiếu ngắn hạn tại công ty này lên tới 7.595 tỷ đồng, tăng 4.354 tỷ đồng, tương đương 134% so với hồi cuối năm 2020; trái phiếu dài hạn tăng 6.716 tỷ đồng, tương đương 29,7% lên 29.295 tỷ đồng.

Như vậy, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc đã huy động 36.890 tỷ đồng (tương đương 1,58 tỷ USD) từ kênh trái phiếu.

Đa số các trái chủ lớn của Novaland đều là ngân hàng, công ty chứng khoán thuộc ngân hàng và bảo hiểm. Trong đó, những trái chủ lớn nổi bật của ngành ngân hàng là MB, VPBank, TPBank và PVCombank. 2 trong số 3 cái tên này đã nằm trong danh sách thanh tra của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hang.

Trong đó, MB là trái chủ lớn nhất khi nắm giữ các lô trái phiếu trị giá tới 9.791 tỷ tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc.

Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và quyền tài sản phát sinh liên quan đến một dự án tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, dự án tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, dự án tại phường Long Trường, Quận 9, TP.HCM và phần vốn góp của Công ty chủ đầu tư dự án; cổ phần của công ty sở hữu bởi cổ đông,...

Không chỉ MB đổ tiền vào trái phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc. Công ty chứng khoán MB cũng mua trái phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc trị giá ngàn tỷ đồng.

Hà Anh

Nguồn
Link bài gốc